Cách đánh lái xe ô tô và đưa xe vào cua an toàn cho người mới

Thực hiện đúng cách đánh lái xe ô tô giúp bạn đưa xe đi đúng hướng và đảm bảo an toàn khi di chuyển. Đây là thông tin nhiều người khi ngồi sau vô lăng vẫn chưa nắm rõ, nhất là những người mới học lái. Hy vọng những chia sẻ hữu ích mà Honda Mỹ Đình sắp bật mí dưới đây có thể giúp bạn nắm cụ thể kỹ thuật đánh lái và những lưu ý khi thực hiện thao tác này.

Cách cầm vô lăng chuẩn để đánh lái xe hiệu quả

Cách đánh lái xe ô tô có đúng hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều ở kỹ thuật cầm vô lăng của bạn. Nếu cầm sai cách sẽ khiến bạn khó kiểm soát tay lái. Việc xử lý tình huống phát sinh cũng sẽ khó khăn hơn. 

Chú ý cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi đánh lái xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi đánh lái xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí cầm vô lăng chuẩn nhất là ở góc 9 giờ 15 phút. Khoảng cách từ vị trí vai đến vô lăng nên duy trì từ 25 – 30cm. Khuỷu tay cũng tạo được góc 120 độ, không quá duỗi hay quá gập. Lựa chọn này sẽ giúp bạn có sự thoải mái, dễ dàng điều khiển hướng xe, bật xi nhan, đèn hay thao tác ở cần số một cách thuận lợi. 

4 Cách đánh lái xe ô tô đúng kỹ thuật

Dưới đây là hướng dẫn đánh lái xe ô tô với 4 cách phổ biến nhất để bạn tham khảo và áp dụng để điều khiển xe ô tô đi đúng hướng.

Cách 1:  Đánh lái xe ô tô bắt chéo tay

Nhiều người áp dụng cách đánh lái khi vào cua này để có được hiệu quả xử lý hướng xe tốt nhất. Hai tay của bạn sẽ vắt chéo nhau trên vô lăng tạo thành chữ X để đưa xe đi theo hướng bạn muốn rẽ. Kỹ thuật này đảm bảo xe có góc đánh lái lớn và lực tay được tận dụng triệt để hơn. Cùng với thao tác bắt chéo tay, cách vào cua xe ô tô này cần kết hợp quay vô lăng theo hướng bạn muốn rẽ.

Kiểu bắt chéo tay được dùng rất nhiều khi đánh lái vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kiểu bắt chéo tay được dùng rất nhiều khi đánh lái vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 2: Đánh lái ô tô bằng một tay

Đây là cách vào cua vuông góc hay bạn phải vừa nhìn ở phía sau để lùi xe hay vào số, bật xi nhan… Thao tác đánh lái 1 tay chỉ dùng 1 tay phải hoặc 1 tay trái để điều khiển vô lăng. Đây là kỹ thuật đòi hỏi bạn phải là người lái xe lâu năm và dày dặn kinh nghiệm mới có thể xử lý tốt để đưa xe theo hướng mình muốn. Nếu bạn mới học lái thì tốt nhất không nên áp dụng cách đánh lái này để tránh phát sinh sự cố.

Người có kinh nghiệm lái ô tô lâu năm thường chọn sử dụng 1 tay để đánh lái (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Người có kinh nghiệm lái ô tô lâu năm thường chọn sử dụng 1 tay để đánh lái (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 3: Đánh lái xe ô tô theo kiểu kéo – đẩy

Nếu bạn muốn đánh lái ô tô khi vào cua với tốc độ cao thì đây là lựa chọn rất lý tưởng. Kiểu đánh lái kéo – đẩy này có thể giúp bạn xác định hướng chuẩn nhất và xử lý tình huống bất ngờ rất hiệu quả. 

Nếu muốn đưa xe sang trái thì bạn cần đặt 2 tay lên vị trí 12 giờ ở trên vô lăng. Sau đó, bạn dùng tay trái kéo vô lăng xuống vị trí 6 giờ. Tay còn lại bạn đặt nhẹ trên vô lăng và đẩy nhẹ về hướng phải, tức là từ vị trí 6 giờ ngược lên 12 giờ. Ngược lại, nếu muốn thực hiện kỹ thuật lái xe ô tô vào cua theo hướng bên phải chỉ cần thực hiện thao tác ngược lại với cách đánh lái bên trái là được.

Đặt 2 tay lên vô lăng ở vị trí 12 giờ trước khi thực hiện kéo – đẩy để đánh lái (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đặt 2 tay lên vô lăng ở vị trí 12 giờ trước khi thực hiện kéo – đẩy để đánh lái (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách 4: Đánh lái ô tô kiểu xoa vô lăng

Nhiều người đã có thâm niên lái xe thường hướng dẫn cách đánh lái xe ô tô này cho người mới. Kiểu xoa vô lăng khi đánh lái ô tô này có khả năng xoay bánh lái nhanh hơn so với các kiểu ở trên. Nhất là với trường hợp xe cần quay đầu để vào cua hay lùi xe. Tuy nhiên, với người mới thì tốt nhất không nên lạm dụng kiểu đánh lái này vì việc xử lý vô lăng theo cách xoa nhẹ này nghe có vẻ đơn giản nhưng cần kinh nghiệm để thao tác hiệu quả. Bởi việc bánh lái xoay nhanh sẽ dễ phát sinh sự cố nếu bạn là người còn “non tay lái”. 

Kỹ thuật xoa vô lăng để đánh lái ô tô dành cho người đã có nhiều kinh nghiệm (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kỹ thuật xoa vô lăng để đánh lái ô tô dành cho người đã có nhiều kinh nghiệm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Kỹ thuật lái xe ô tô vào cua cho người mới

Thực hiện cách đánh lái xe ô tô khi đưa xe vào cua với người mới lái là điều không quá khó. Chỉ cần bạn thực hiện lần lượt theo hướng dẫn sau thì việc đưa xe vào cua sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Vào cua cần quan sát từ xa

Với kỹ thuật lái xe số sàn khi vào cua hay số tự động thì việc quan sát cũng đều rất cần thiết. Cách vị trí vào cua khoảng 20m, bạn cần phóng tầm mắt để quan sát ở trước qua kính ở đầu xe, quan sát 2 bên và phía sau thông qua gương chiếu hậu. Điều này giúp đảm bảo không có người hay phương tiện ở khoảng cách gần với xe, hạn chế va chạm khi vào cua. Bạn cũng phải chú ý điều kiện mặt đường có dấu hiệu trơn trượt hay gồ ghề không trước khi đánh lái.

Quan sát xung quanh qua gương chiếu hậu khi thực hiện kỹ thuật đánh lái vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Quan sát xung quanh qua gương chiếu hậu khi thực hiện kỹ thuật đánh lái vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm tốc độ khi xe đánh lái vào cua

Bất kể bạn tiến hành cách vào cua xe côn tay hay tay ga thì cũng cần phải giảm tốc độ xe khi thực hiện thao tác này. Nếu bạn cua khi xe chạy với tốc độ cao rất dễ xảy ra tình trạng thiếu hay thừa lái. Nguy cơ mất lái và khó kiểm soát hướng xe sẽ rất cao.

Mặt khác, nếu cách đánh tay lái xe ô tô được bạn thực hiện khi xe chạy tốc độ cao mà gặp sự cố bất ngờ sẽ phải phanh gấp. Bánh xe sẽ mất độ bám và dễ bị trượt gây nguy hiểm cho người và phương tiện.

Đừng quên giảm tốc độ trước khi xe chuẩn bị vào cua để đảm bảo an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đừng quên giảm tốc độ trước khi xe chuẩn bị vào cua để đảm bảo an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiến hành đánh lái ô tô khi vào cua

Khi bạn ước lượng được độ cong của góc cua và tính được số vòng cần đánh lái sẽ đưa xe vào góc cua. Bạn chỉ nên đánh lái 1 lần duy nhất để đưa xe đi vào góc cua. Nếu đánh lái nhiều lần sẽ khiến xe bị mất ổn định. Trường hợp góc cua quá dài, bạn có thể đưa xe nhích thêm để đưa về đúng quỹ đạo và tiếp tục vào cua. Lưu ý kỹ năng vào cua ô tô cần đảm bảo giữ chắc vô lăng và góc xoay. Đến khi ô tô chuẩn bị thoát cua bạn mới thả lỏng để xử lý các kỹ thuật tiếp theo.

Giữ chắc vô lăng khi đánh lái khi xe chưa thoát cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Giữ chắc vô lăng khi đánh lái khi xe chưa thoát cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trải lái sau khi xe đã vào cua

Đây là cách chạy xe côn tay khi vào cua nhiều người mới thường rất lúng túng. Trên thực tế, ngay sau khi xe thoát cua, bạn chỉ cần xoay ngược vô lăng về vị trí ban đầu để trả lái là được. Trước khi vào cua bạn đã đánh lái bao nhiêu vòng thì khi trả lái bạn sẽ quay ngược vô lăng bấy nhiêu vòng. Thao tác này thay vì để vô lăng tự quay thì bạn cần tự thực hiện bằng tay để có thể kiểm soát tốt nhất 

Chú ý kỹ thuật trả lái ô tô khi xe thoát cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý kỹ thuật trả lái ô tô khi xe thoát cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

7 Lưu ý khi thực hiện đánh  lái xe ô tô vào cua

Để cách đánh lái xe ô tô khi vào cua của bạn đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật thì cần nhớ ngay 7 lưu ý dưới đây.

Chú ý thời điểm đánh lái khi vào cua

Thời điểm đánh lái khi vào cua quyết định việc xe của bạn có thuận lợi thoát cua hay không. Đặc biệt, với cua vuông góc, bạn cần quan sát khi gương chiếu hậu chạm vào góc vuông của khúc cua sẽ là lúc bạn cần đánh lái. Để vòng cua hẹp lại thì bạn nên cố gắng đánh hết lái. Điều này sẽ hạn chế việc xe lấn chiếm phần đường của người hay phương tiện khác.

Kiểm soát thời điểm đánh lái để xe vào cua an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kiểm soát thời điểm đánh lái để xe vào cua an toàn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tốc độ xe phải ngược tốc độ đánh lái

Bạn cần chú ý cách vào cua xe côn tay, tay ga chuẩn là tốc độ xe phải đảm bảo ngược với tốc độ đánh lái. Nếu ô tô đang đi với tốc độ cao thì bạn cần đánh lái chậm lại. Trường hợp ô tô đi chậm thì tốc độ đánh lái phải nhanh. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo xe có được sự ổn định, cân bằng để vào cua an toàn nhất.

Cách đánh lái xe ô tô cần chú ý tốc độ đánh lái ngược tốc độ xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cách đánh lái xe ô tô cần chú ý tốc độ đánh lái ngược tốc độ xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý số vòng quay vô lăng xe khi vào cua

Số vòng quay của vô lăng nhiều hay ít còn tùy vào tính toán của bạn trong tình hình thực tế.. Nếu bạn đánh lái mà đầu xe vẫn hướng về phía ngoài thì cần tiếp túc quay vô lăng. Nếu bạn thấy xe hướng về phía trong nhiều thì nên trả lái lại một chút. Trên thực tế, đây là kỹ thuật khá khó với người mới lái ô tô. Bởi việc tính toán số vòng quay còn tùy vào kinh nghiệm thực tế của người lái. 

Tính toán kỹ số vòng xoay vô lăng trước khi xe vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Tính toán kỹ số vòng xoay vô lăng trước khi xe vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không buông cả 2 tay khi đánh lái hay trả lái ô tô

Khi vào cua xe côn tay hay tay ga với thao tác đánh hoặc trả lái, bạn tuyệt đối không được buông cả 2 tay. Nhiều người lái ô tô quen thường rất chủ quan và thực hiện hành động này. Bạn cần biết, thói quen này sẽ khiến bạn không kiểm soát được xe nếu có tình huống bất ngờ phát sinh. Đồng thời, việc buông 2 tay khỏi vô lăng cũng khiến xe rất dễ bị mất lái gây mất an toàn khi di chuyển. Nếu bị công an giao thông phát hiện, bạn cũng sẽ phải chịu phí phạt không nhỏ cho hành động nguy hiểm khi lái xe này.

Sẽ rất nguy hiểm khi lái xe thả cả 2 tay khỏi vô lăng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sẽ rất nguy hiểm khi lái xe thả cả 2 tay khỏi vô lăng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuyệt đối không được đánh lái chết

Nhiều người mới thường mắc phải lỗi này khi thực hiện cách vào cua xe ô tô số sàn hay số tự động. Nếu bạn đánh lái khi xe đang dừng rất dễ khiến lốp bị mòn. Hệ thống lái cũng vì thói quen này mà bị ảnh hưởng. Về lâu về dài, bạn sẽ khó cảm nhận được hướng xe dịch chuyển và việc điều khiển xe sẽ kém hiệu quả hơn.

Đánh lái chết là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến lốp và hệ thống lái của ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đánh lái chết là thói quen xấu gây ảnh hưởng đến lốp và hệ thống lái của ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý kỹ năng vào cua ô tô không cần đánh lái hết cỡ

Khi bạn đánh lái hết cỡ rất dễ dẫn đến tình trạng tụt áp lực dầu ở trong hệ thống bơm trợ lực. Điều này sẽ khiến bơm trợ lực bị hỏng. Bạn nên duy trì vô lăng thẳng khi dừng hay đỗ xe để giúp việc khởi động hoặc di chuyển luôn đảm bảo an toàn. Chú ý điều này khi đánh lái cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa xe rất đáng kể.

Không đánh lái hết cỡ để tránh làm hỏng bơm trợ lực ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Không đánh lái hết cỡ để tránh làm hỏng bơm trợ lực ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách đánh lái xe ô tô chuẩn là không sử dụng khuỷu tay

Sử dụng khuỷu tay để đánh lái rất khó để kiểm soát hướng di chuyển của xe. Hiệu quả xử lý tình huống sẽ rất khó khăn. Tai nạn giao thông cũng rất dễ xảy ra nếu bạn duy trì thói quen này khi đánh lái, nhất là khi xe vào cua. Dù bạn là người mới hay đã có nhiều kinh nghiệm lái xe thì đây cũng là điều tối kỵ cần tránh khi điều khiển xe ô tô.

Thói quen dùng khuỷu tay để đánh lái rất dễ gây tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thói quen dùng khuỷu tay để đánh lái rất dễ gây tai nạn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thông tin hữu ích Honda Mỹ Đình chia sẻ trong bài trên sẽ giúp ích rất nhiều để bạn nắm được cách đánh lái xe ô tô chuẩn nhất. Việc điều khiển xe trên đường hay vào cua sẽ đảm bảo an toàn hơn. Bạn cũng sẽ tự tin hơn khi đưa xe tham gia giao thông ở mọi điều kiện địa hình khác nhau.

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình