Cách cầm vô lăng khi lái xe đảm bảo an toàn – đúng kỹ thuật

Học cách cầm vô lăng khi lái xe đúng kỹ thuật rất quan trọng. Thực tế có rất nhiều lái xe vẫn chưa biết cách cầm vô lăng thế nào cho đúng. Sai lầm này rất dễ dẫn đến chấn thương khi xử lý các tình huống bất ngờ, khẩn cấp. Chia sẻ dưới đây, Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết cách lái xe thế nào mới được xem là đúng kỹ thuật.

Cầm vô lăng đúng cách quan trọng như thế nào?

Các chuyên gia đánh giá rất cao vai trò của việc cầm vô lăng đúng cách. Thao tác này chiếm phần lớn thời gian của người lái khi lái xe.  Nếu không biết cách cầm vô lăng sao cho đúng kỹ thuật sẽ khiến bạn khó khăn trong việc kiểm soát tay lái với những tình huống bất ngờ. 

Thực hiện cách cầm vô lăng khi lái xe giúp bạn lái xe an toàn và xử lý tình huống hiệu quả hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Thực hiện cách cầm vô lăng khi lái xe giúp bạn lái xe an toàn và xử lý tình huống hiệu quả hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, biết cách cầm vô lăng khi lái xe còn hạn chế nhiều chấn thương có thể xảy ra. Đặc biệt, nguy cơ chấn thương ở tay cũng giảm đi đáng kể nếu xe xảy ra va chạm và các túi khí phía trước bị bung ra. Chính vì thế, việc học cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật là điều bạn nhất định phải biết khi điều khiển xe trên các cung đường.

Hướng dẫn cách cầm vô lăng khi lái xe

Muốn biết bản thân đã cầm vô lăng đúng kỹ thuật hay chưa, bạn hãy xem hướng dẫn dưới đây từ chuyên gia. Nó sẽ đảm bảo bạn có thể thực sự làm chủ vô lăng trong mọi tình huống khi lái xe một cách hiệu quả.

Điều chỉnh tư thế lái

Bạn cần điều chỉnh tư thế khi lái xe để có được cách cầm vô lăng đúng cách. Tùy theo vóc dáng của mỗi người để điều chỉnh vị trí ghế với vô lăng. Chỉ cần đảm bảo tư thế ngồi lái xe của bạn thoải mái và có tầm nhìn tốt, vừa tầm để đạp chân ga, phanh mà không cần phải với. Hiệu quả xử lý các tình huống khi lái xe sẽ tốt hơn.

Chú ý tư thế lái để giúp việc quay vô lăng dễ dàng khi điều khiển xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý tư thế lái để giúp việc quay vô lăng dễ dàng khi điều khiển xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo tư vấn từ các chuyên gia, khoảng cách từ vô lăng đến phần ngực của người lái nên ở khoảng 25cm – 30cm. Tư thế ngồi lái phải tạo thành một góc từ 100 – 110 độ. Điều chỉnh theo các thông số này sẽ giúp bạn có được tư thế ngồi đúng kỹ thuật để việc xoay vô lăng thuận tiện hơn.

Chỉnh lưng ghế lái nghiêng khoảng 20 độ

Để có cách cầm vô lăng khi lái xe đúng, bạn nên điều chỉnh ghế lái hơi nghiêng về phía sau. Góc nghiêng lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Cách ngồi cần đảm bảo lưng, mông áp sát vào góc gập ghế lái. Nếu khi ngồi bạn tạo ra khoảng hở hình chữ C ở phía sau lưng ghế sẽ rất dễ mỏi lưng. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe nhất là khi bạn phải chạy đường dài.

Chỉnh ghế lái ngả ra sau với góc nghiêng 20 độ để tạo cảm giác thoải mái nhất khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chỉnh ghế lái ngả ra sau với góc nghiêng 20 độ để tạo cảm giác thoải mái nhất khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách cầm vô lăng trong quá trình điều khiển xe

Các thầy dạy lái xe và những chuyên gia giàu kinh nghiệm đã chỉ ra kỹ thuật cầm vô lăng chuẩn là ở vị trí 9 giờ 15. Cách này sẽ đảm bảo bạn xoay vô lăng rất dễ dù xe vận hành ở nhiều tình huống khác nhau như: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải hay vào cua hoặc thậm chí là phanh gấp.

Nên ưu tiên cầm vô lăng theo vị trí 9 giờ 15 phút theo khuyến cáo của chuyên gia (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nên ưu tiên cầm vô lăng theo vị trí 9 giờ 15 phút theo khuyến cáo của chuyên gia (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn thế nữa, cách cầm ở vị trí 9 giờ 15 còn giúp hạn chế tổn thương ở tay nếu xe xảy ra va chạm. Khi đó, tay của bạn sẽ tạo ra một góc rộng nhất giúp túi khí có đủ không gian để bung ra và bảo vệ phần đầu, mặt của người lái. Nếu bạn để tay sai vị trí sẽ làm cho túi khí khi bung ra bị lệch hoặc làm tay bị gãy nếu có phát sinh tai nạn,

Cách đặt ngón cái ở trên vô lăng

Cách cầm vô lăng chuẩn mà bạn cần biết chính là 2 ngón cái phải tỳ lên trên vành của tay lái. Những ngón tay còn lại nắm hờ ở mặt dưới của vô lăng. Lưu ý, khi nắm vô lăng cần dùng lực ở các ngón tay vừa phải, không quá chặt nhưng cũng không quá lỏng. Điều này sẽ đảm bảo khi xoay vô lăng được dễ dàng và tăng khả năng cảm nhận được phản lực từ dưới mặt đường lên vô lăng. Đặc biệt, với vị trí ngón cái đặt đúng tư thế còn hạn chế nguy cơ bị vặn cổ tay khi sự cố xảy ra.

Hai ngón tay cái nên đặt lên trên vô lăng khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hai ngón tay cái nên đặt lên trên vô lăng khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chú ý khoảng cách từ vai tới vô lăng 

Đa số tài xế Việt đều thực hiện cách cầm vô lăng ô tô theo bản năng. Đặc biệt, rất ít người chú ý đến khoảng cách chuẩn tính từ vai tới vô lăng. Trước khi chỉnh vị trí ghế lái, bạn cần căn chỉnh khoảng cách sao cho tay khi cầm vô lăng không quá gò bó để tránh gặp khó khăn khi xử lý ở những tình huống khẩn cấp. 

Vai đến vô lăng nên điều chỉnh để có được góc khoảng 120 độ là lý tưởng nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Vai đến vô lăng nên điều chỉnh để có được góc khoảng 120 độ là lý tưởng nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, tay của bạn cũng không nên để quá xa vì như vậy khi xoay vô lăng nhiều vòng sẽ rất khó khăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khoảng cách từ vai tới vô lăng lý tưởng nhất là từ 30cm – 40cm. Tư thế lái cũng nên tạo ra một góc khoảng 120 độ.

6 lỗi sai cần tránh khi cầm vô lăng

Khi thực hiện cách cầm vô lăng, nhiều người vẫn thường mắc phải một số lỗi rất phổ biến như sau:

  • Đặt tay ở dưới đáy vô lăng: Cách cầm vô lăng này rất nhiều người thực hiện bởi nó có thể giúp lái xe không quá mỏi tay hay vai. Tuy nhiên, nó sẽ khiến việc đánh lái khó khăn hơn, nhất là khi phải xoay vô lăng một vòng lớn.
  • Cầm chấu: Không ít người thường chọn đặt tay lên chấu thay vì cầm ở vành vô lăng. Đây là sai lầm có thể tiềm ẩn nguy cơ nếu xe bất ngờ gặp phải tình huống cần xử lý nhanh. Tay người lái rất dễ trượt ra khỏi chấu và thậm chí sẽ bị chấn thương nếu xe có va chạm mạnh.
  • Đặt tay lên trên đỉnh vô lăng: Thói quen đặt 1 tay hay cả 2 tay lên trên đỉnh vô lăng rất dễ sinh cảm giác mỏi nếu điều khiển xe thời gian dài và xử lý rất khó với những sự cố bất ngờ.
  • Đặt tay sát người: Nhiều người có thói quen kéo sát ghế gần vô lăng để giảm mỏi tay. Cách này rất nguy hiểm nếu xe phát sinh tình huống bất ngờ. Khi đó, phạm vi hoạt động trên vô lăng của tay sẽ bị hạn chế rất đáng kể.
  • Đặt một tay bên hông: Cách này sẽ nguy hiểm khi di chuyển tốc độ cao vì rất khó để đánh lái nhanh khi xử lý các tình huống.
  • Cầm vô lăng kiểu 10:20 phút: Kiểu cầm vô lăng này không có độ linh hoạt khi xử lý tình huống.
Nhiều người vẫn chưa biết cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Nhiều người vẫn chưa biết cách cầm vô lăng đúng kỹ thuật khi lái xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn kỹ thuật điều khiển vô lăng khi vào cua

Nhiều người mới lái xe vẫn chưa biết cách quay vô lăng đúng cách khi vào cua. Đây là tình huống xử lý khá phức tạp. Nếu không thực hiện đúng cách rất dễ xảy ra nguy hiểm. Dưới đây là 3 điều bạn cần biết để đảm bảo điều khiển xe vào cua hiệu quả.

Thời điểm nào cần đánh lái khi xe vào cua

Thời điểm lý tưởng nhất để đánh lái vô lăng vào cua là lúc gương chiếu hậu và góc cua tạo thành góc 90 độ. Lúc này, việc đánh lái sẽ giúp xe an toàn đi qua khúc cua mà không xảy ra va chạm.

Chú ý đánh lái đúng thời điểm khi đưa xe vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý đánh lái đúng thời điểm khi đưa xe vào cua (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm tốc độ xe khi đánh lái vào cua

Đây là kỹ thuật bạn nhất định phải biết nếu muốn cầm vô lăng đúng khi vào cua. Tốc độ xe giảm giúp ô tô giữ được độ ổn định. Đồng thời, tốc độ của xe phải đảm bảo ngược so với hướng đánh lái. Lưu ý, việc xe tăng tốc hay giảm tốc cũng cần phải cân nhắc tới tốc độ đánh lái.

Đừng quên giảm tốc để xe vào cua an toàn, ổn định (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đừng quên giảm tốc để xe vào cua an toàn, ổn định (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý số vòng quay của vô lăng khi lái xe vào cua

Cách xoay vô lăng ô tô bao nhiêu vòng khi vào cua còn phải tùy thuộc ở tình hình thực tế. Với người mới lái xe nên quan sát với những vòng quay nhỏ từ từ. Sau khi đã thuận tay mới thực hiện những vòng quay lớn và nhanh hơn. Rất khó để trả lời chính xác số vòng quay cần thực hiện ở một góc cua. Điều này đòi hỏi người lái phải có những trải nghiệm thực tế để đưa ra lựa chọn số lượng vòng quay thích hợp cho mỗi tình huống khác nhau.

Lưu ý để đảm bảo cầm vô lăng khi lái xe an toàn, hiệu quả

Để cách cầm vô lăng đúng, bạn cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây để hạn chế các nguy hiểm có thể xảy ra khi lái xe.

  • Không dùng lòng bàn tay để quay vô lăng bởi vị trí này trên tay thường ra mồ hôi nên dễ trơn trượt. Trong tình huống cần xử lý gấp sẽ khó đánh lái tốt được.
  • Chú ý duy trì thói quen kiểm tra hệ thống lái ở trên xe gồm: vô lăng, tình trạng lốp, bơm trợ lực lái… Điều này rất cần thiết giúp đảm bảo bạn có thể thực hiện việc đánh lái linh hoạt, chuẩn xác hơn.
  • Bảo dưỡng hệ thống lái thường xuyên để tránh sự cố trong quá trình lái xe, hạn chế tối đa nguy hiểm trên mọi cung đường.
  • Ưu tiên chọn xe có tích hợp hệ thống lái trợ lực điện hiện đại. Điển hình là các dòng xe ô tô Honda với hệ thống lái trợ lực điện EPS và MA – EPS. Đây là lựa chọn được rất nhiều người hài lòng sau khi trải nghiệm.

Khám phá 2 hệ thống trợ lực lái điện trên ô tô Honda

Để có cách cầm vô lăng khi lái xe tiện lợi, an toàn, bạn có thể cân nhắc tới dòng xe Honda. Đây là hãng đã ứng dụng 2 hệ thống lái trợ lực điện tiên tiến mang tên EPS và MA – EPS trên nhiều dòng xe như: Honda Civic, Honda CRV, Honda HRV… Liệu các hệ thống này sẽ mang đến hiệu quả sử dụng như thế nào?

Hệ thống trợ lực lái điện EPS

EPS (Electric Power Steering) là hệ thống trợ lực điện hiện đại được Honda trang bị để xe có cảm giác lái nhẹ nhàng, mượt mà hơn. Đặc biệt, khi đánh lái, vào cua hay xe di chuyển với tốc độ cao sẽ giúp người lái xử lý tình huống nhanh và đảm bảo an toàn cao nhất. Hoạt động của hệ thống lái EPS giúp ra một lực bổ trợ tác dụng trực tiếp lên hệ dẫn động lái. Từ đó, việc đổi hướng hay duy trì hướng sẽ ổn định hơn.

Civic là một trong những dòng xe được Honda ứng dụng hệ thống lái trợ lực điện (Ảnh: Honda Mỹ Đình)
Civic là một trong những dòng xe được Honda ứng dụng hệ thống lái trợ lực điện (Ảnh: Honda Mỹ Đình)

Hệ thống MA-EPS trợ lực lái điện 

Trên các mẫu Honda Civic 2.0, Honda CRV và Honda Accord được hãng ưu ái ứng dụng  hệ thống trợ lực lái điện MA- EPS. Trang bị này giúp xe có khả năng thích ứng rất nhanh với các chuyển động. MA – EPS được viết tắt từ cụm từ Motion Adaptive Electric Power Steering. Đây là sự kết hợp của 2 hệ thống ESP và VSA. 

MA – EPS là hệ thống lái trợ lực điện tiên tiến, có mặt trên nhiều dòng ô tô Honda hiện nay (Ảnh: Sưu tầm Internet)
MA – EPS là hệ thống lái trợ lực điện tiên tiến, có mặt trên nhiều dòng ô tô Honda hiện nay (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống này sẽ dùng tín hiệu đầu vào là các dữ liệu về góc lái, tốc độ lái để đưa ra phân tích và các tính toán cho việc điều chỉnh ở hệ thống lái. MA – EPS có thể giúp xe vận hành đầm hơn ở tốc độ cao và nhẹ nhàng khi di chuyển với tốc độ thấp. Ở điều kiện đường trơn trượt hay thừa hoặc thiếu lái, hệ thống trợ lực này sẽ giúp việc đánh tay lái dễ dàng và ổn định hơn. Xe di chuyển ở mọi cung đường cũng sẽ ổn định, an toàn hơn.

Bạn đã biết cách cầm vô lăng khi lái xe qua chia sẻ của HONDA ÔTÔ MỸ ĐÌNH trong bài trên. Nếu bạn cần tư vấn để chọn được xe có tích hợp hệ thống lái trợ lực điện hiện đại giúp vận hành an toàn hãy liên hệ Honda Mỹ Đình mọi lúc. Dịch vụ đảm bảo mang đến bạn mẫu Honda chất lượng cao, công nghệ tiên tiến cùng tính năng lái an toàn, ổn định nhất.


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình