Xe ô tô bị hao nước làm mát: Nguyên nhân, Hậu quả & Cách khắc phục

Hiện tượng xe bị hao nước làm mát gây ảnh hưởng đến động cơ đã trở nên không còn quá xa lạ đối với các chủ xe. Khi ô tô bị hao hụt nước làm mát sẽ khiến động cơ bị nóng lên quá mức, dẫn đến những hư hỏng, bó máy, thậm chí còn có thể gây cháy nổ. Vậy nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Honda Ô tô Mỹ Đình giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân xe ô tô bị hao nước làm mát?

Hao nước làm mát ở xe xuất hiện khi hệ thống chứa nước của xe gặp vấn đề dẫn đến xe bị chết máy, ì máy, hoạt động không ổn định,… Để tránh gặp phải sự cố này, chúng ta cần  hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hao nước làm mát ở xe ô tô (Ảnh: Sưu tầm internet)
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hao nước làm mát ở xe ô tô

Nước làm mát động cơ bị rò rỉ ra bên ngoài

Ô tô trong quá trình hoạt động khiến cho các đường ống dẫn hay tại vị trí các khúc nối có xiết bằng cổ dê bị hở và khiến nước làm mát bị rò rỉ và hao dần đi. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra rất chậm khiến chúng ta khó có thể phát hiện, đặc biệt là khi những nơi gây rò rỉ có thể nằm ở vị trí ngóc ngách của động cơ xe, phía sâu bên trong thân máy.

Ngoài ra, vấn đề này còn xuất phát từ việc các nút bịt lỗ được gia công trên động cơ xe ô tô (hay còn gọi là đồng tiền) hoạt động trong thời gian dài và bị ăn mòn. Két chứa nước làm mát hoạt động lâu ngày khiến cho các thanh tản nhiệt bị hỏng hoặc khi xe di chuyển trên đường gặp đá, sỏi văng lên khiến cho két nước bị thủng dẫn đến hao nước làm mát. Nếu hiện tượng này 8h dậy không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến xe ô tô hao nước làm mát.

Khi nắp và các thanh tản nhiệt két chứa nước làm mát bị hỏng sẽ làm cho hệ thống không được kín. Lúc này, động cơ hoạt động khiến nước nóng lên dẫn đến hiện tượng bay hơi và gây nên tình trạng hao nước làm mát. Tuy nhiên, ở các xe không thường xuyên kiểm tra thì sự cố này sẽ rất khó để phát hiện. Nếu cứ vô tình sử dụng sẽ thấy nước làm mát bị hao nhưng không tìm được nguyên nhân chính xác, vì dưới gầm xe không có dấu hiệu nước bị chảy hay rò rỉ ra ngoài.

Nước làm mát ở động cơ bị rò rỉ ra bên ngoài ( Ảnh: Sưu tầm internet)   
Nước làm mát ở động cơ bị rò rỉ ra bên ngoài

Bình nước phụ bị rò rỉ

Bình nước phụ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống làm mát. Trong khi động cơ không hoạt động, phần lớn nước làm mát sẽ được lưu trữ tại két nước và các đường ống. Khi bắt đầu hoạt động, nhiệt độ nóng lên và làm tăng thể tích chất lỏng, lúc này bình nước phụ sẽ đóng vai trò là một bình chức.

Nắp bình nước phụ sẽ đóng vai trò như van áp suất một chiều, trong trường hợp nhiệt độ cao từ động cơ làm tăng nhiệt độ nước làm mát dẫn tới tăng áp suất thì thông qua nắp của bình nước phụ. Áp suất cao sẽ đẩy ra ngoài, giúp đảm bảo hệ thống không bị áp suất quá cao.

Quá trình hoạt động lâu ngày trong môi trường nhiệt độ cao sẽ làm giảm chất lượng, từ đó bình nước phụ dễ bị nứt vỡ khi gặp va chạm. Nắp bình nước phụ cũng dễ bị hư hỏng, do có cơ cấu như van một chiều nên sau một thời gian sử dụng các chi tiết làm kín sẽ bị rò rỉ. Khi áp suất cao đẩy một phần nước làm mát ra ngoài và gây hao hụt.

Trong trường hợp này, lưu lượng nước làm mát bị rò rỉ thường ít và dễ bị làm khô bởi nhiệt cao trong khoang máy. Nếu chủ xe không chú ý, khắc phục sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước làm mát gây ra các hư hỏng nặng cho động cơ và các tổng thành khác.

Bình nước phụ bị rò rỉ dẫn đến hao hụt nước làm mát
Bình nước phụ bị rò rỉ dẫn đến hao hụt nước làm mát

Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt

Thiết kế động cơ ô tô có chi tiết là gioăng quy lát có tác dụng làm kín giữa hai bộ phận mặt máy và thân máy. Khi mặt gioăng quy lát bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến cho đường nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc đi vào trong buồng đốt. Đồng thời, xi lanh của động cơ bị nứt, khiến cho nước làm mát bị lọt vào trong buồng đốt.

Nguyên nhân xe bị hao nước làm mát xuất phát từ sự hư hỏng của các bộ phận liên quan đến động cơ xe ô tô. Lúc này, động cơ xe sẽ bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định, thậm chí khi bị hư hỏng quá nặng thì sẽ không hoạt động được. Ngoài ra, đối với các loại xe sử dụng số tự động, nguyên nhân gây hao nước làm mát thường xuất phát do két dầu của hộp số đã bị hỏng và khiến cho nước làm mát của động cơ bị lẫn sang dầu của hộp số.

Nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến xe không hoạt động được. Hệ thống làm mát xe ô tô là một hệ thống tuần hoàn kín, vì thế nước làm mát sẽ không bị tiêu hao ngay cả khi động cơ đang làm việc. Tuy nhiên, nếu kiểm tra thấy nước làm mát đang bị thiếu hụt thì rất có thể là đã bị rò rỉ hoặc xuất hiện hư hỏng ở bộ phận nào đó. Vì vậy, bạn nên đưa xe tới ngay các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Trong trường hợp khẩn cấp, ta có thể tự châm thêm nước để làm mát cho xe.

Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt (Ảnh: Sưu tầm internet)
Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt

Xe bị hao nước làm mát ảnh hưởng như thế nào?

Hệ thống làm mát của xe ô tô được ví giống như cơ chế tỏa nhiệt ở cơ thể con người, có chức năng điều tiết nhiệt độ động cơ và các bộ phận khác. Khi xe bị hao nước làm mát sẽ dẫn đến:

  • Xe khó khởi động, rung giật: Nước làm mát lọt vào buồng đốt khiến cho động cơ bị rung giật và xe khó khởi động. 
  • Mùi khét xuất hiện: Xe ô tô bị hao nước làm mát khiến cho phương tiện có mùi khét khi vận hành, bốc khói, ì máy, chết máy,… Tình trạng này xảy ra do lượng nhiệt ở động cơ tăng cao, nước làm mát bị cạn dẫn đến tình trạng phớt bị cháy. 

Ngoài ra, mức nhiệt tăng cao làm cho máy bị bó, mặt quy lát bị vênh và gioăng cao su cửa bị hỏng. Nghiệm trọng hơn nữa, nước sẽ tràn vào piston khiến động cơ bị hỏng và gãy tay biên.

Hậu quả nghiêm trọng khi xe hết nước làm mát động cơ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hậu quả nghiêm trọng khi xe hết nước làm mát động cơ

Cách xử lý khi xe bị hao nước làm mát

Bên cạnh những thắc mắc về nguyên nhân gây nên tình trạng xe ô tô bị hao nước làm mát thì các cách khắc phục sự cố này cũng được rất nhiều sự quan tâm. 

Trước mỗi hành trình di chuyển, nên mở nắp ca-pô và kiểm tra bình phụ sao cho mực nước duy trì ở giữa vạch Max và Min. Nếu mực nước nằm ở dưới vạch Min, cần bổ sung dung dịch kịp thời nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động phương tiện.

Trong quá trình điều khiển xe ô tô, chủ xe nên thường xuyên quan sát kim nhiệt. Nếu kim nhiệt chỉ sang mức Hot, hãy dừng xe lại và mở nắp ca-pô để nhiệt tản bớt. Sau đó, tiến hành kiểm tra hệ thống làm mát để xác định vấn đề và đưa ra phương án khắc phục hợp lý.

Trong trường hợp xe gặp trục trặc hoặc kim nhiệt chỉ quá cao, không nên mở nắp bình nước phụ. Lúc này, áp suất và nhiệt độ trong bình đang ở mức cao có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho người sử dụng. 

Để đảm bảo an toàn cho động cơ, chủ xe nên chọn các loại dung dịch làm mát chuyên dụng để thực hiện châm chích. Hiện nay, trên thị trường có 4 loại nước làm mát chính. Căn cứ dựa vào thành phần hóa học để lựa chọn sử dụng, cụ thể:

  • Nước làm mát màu xanh lá (loại LLC).
  • Nước làm mát màu xanh dương (loại SLLC).
  • Nước làm mát màu đỏ (loại LLC).
  • Nước làm mát màu hồng (loại SLLC).

Tùy vào từng dòng xe và mức độ hư hại, chi phí sửa chữa, thay thế nước làm mát sẽ khác nhau. Để tối ưu chi phí, người dùng nên mang xe tới showroom/gara uy tín để kiểm tra, sửa chữa ngay khi có dấu hiệu hư hỏng.

Cách xử lý khi xe bị hao hụt nước làm mát (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cách xử lý khi xe bị hao hụt nước làm mát

Các cách thay nước làm mát trên xe ô tô

Thay nước làm mát trên đường

Trường hợp có thể dừng xe an toàn để xử lý

Trong trường hợp bạn có thể dừng xe an toàn khi phát hiện ra động cơ đang nóng quá mức do hao hụt nước làm mát, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Dừng xe

Khi nhận thấy kim đồng hồ chỉ nhiệt độ động cơ cao, hoặc thấy hơi nước bốc lên từ nắp capo xe thì bạn nên tấp xe vào lề đường và tắt máy để động cơ nguội. Hãy mở nắp capo xe để giúp động cơ hạ nhiệt nhanh hơn.

Bước 2: Không được mở nắp két nước ngay

Cần lưu ý là không được mở nắp két nước này vì lúc này nhiệt độ của nước làm mát rất cao và áp suất trong két nước là rất lớn. Nếu mở nắp két nước lúc này có thể khiến nước trào ra gây bỏng.

Bước 3: Kiểm tra mực nước làm mát

Sau khi động cơ và két nước đã nguội, lúc này hãy mở nắp két nước ra kiểm tra tình trạng ô tô hao hụt nước làm mát ở mức nào. Hầu hết trên xe ô tô đều có một bình chứa nước làm mát để dẫn vào két nước. Bạn có thể quan sát mực nước làm mát trong bình còn đầy hay không.

Bước 4: Tìm vị trí bị rò rỉ

Hãy quan sát xem các đường ống trong động cơ, dưới gầm xe xem có dấu hiệu của sự rò rỉ nước làm mát hay không. Nếu đơn thuần chỉ là hệ thống bị thiếu nước làm mát thì bạn có thể đổ thêm nước làm mát và tiếp tục sử dụng xe.

Nếu bình nước cạn nước làm mát mà không xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết bạn nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra cẩn thận.

Kiểm tra mực nước làm mát trong bình
Kiểm tra mực nước làm mát trong bình

Trường hợp bắt buộc phải lái xe tiếp

Nếu như phát hiện động cơ nóng quá mức do ô tô hụt nước làm mát mà bạn bắt buộc phải lái xe như khi đang chạy trên cao tốc thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa

Điều hòa ô tô khiến động cơ tăng tải, từ đó làm động cơ nhanh chóng hơn.

Bước 2: Chuyển sang chế độ nóng

Hãy bật chế độ sưởi lên hết mức, mở quạt to nhất. Nếu như trời nóng, hãy xoay cửa thông gió ra phía cửa sổ, hạ kính để khí nóng thông ra ngoài. Vì hệ thống sưởi sử dụng lượng nhiệt của động cơ để sưởi âm không khí bên trong xe. Do đó, nếu lượng nhiệt này thoát ra ngoài thì động cơ sẽ mát hơn.

Bước 3: Không di chuyển nhiều

Khi đã ở vào tình trạng động cơ nóng, không di chuyển dài như lúc xe bình thường. Thay vào đó, tần suất dừng nghỉ sẽ nhiều hơn.

Bước 4: Tắt động cơ nhưng không tắt điện

Hãy tắt động cơ nhưng không tắt toàn bộ hệ thống điện trên xe, để bộ sưởi tiếp tục làm việc sẽ giúp động cơ giải phóng nhiệt nhanh hơn.

Bước 5: Di chuyển ở tốc độ vừa phải

Không nên di chuyển nhanh mà hãy đi ở tốc độ vừa phải. Việc tăng tốc sẽ khiến tải trọng động cơ tăng khiến động cơ càng nóng thêm. Sau khi đã di chuyển tới đoạn đường có thể dừng đỗ, hãy dừng xe và thực hiện theo trường hợp 1.

Sử dụng xe nhẹ nhàng, êm ái để chờ có khu vực đỗ thay nước làm mát
Sử dụng xe nhẹ nhàng, êm ái để chờ có khu vực đỗ thay nước làm mát

Thay nước làm mát tại nhà

Chủ xe có thể tự tiến hành thay dung dịch làm mát ngay tại nhà chỉ với 8 bước đơn giản, nhanh chóng như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thay thế nước làm mát xe ô tô

Chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: Nước sạch, dung dịch làm mát, tua vít, đèn bấm, phễu thay nước, chậu dùng để đựng nước làm mát xả bỏ, trang phục bảo hộ (gang tay, kính). Trước khi tiến hành vệ sinh két nước, xe phải được tắt máy và để động cơ nguội hẳn.

Bước 2: Xả sạch nước làm mát ô tô cũ trong hệ thống

Sau khi động cơ đã giảm nhiệt, tiến hành mở nắp bình tản nhiệt và nhấc xe lên. Sau đó, dùng mở lỗ thoát nước và đặt chậu ở phía dưới đáy bình tản nhiệt để hứng nước làm mát cũ chảy ra.

Bước 3: Rửa bình chứa bằng nước sạch

Khi nước làm mát đã chảy hết, đóng lỗ thoát nước và thực hiện súc rửa bình tản nhiệt. Sau đó, đổ đầy nước lọc và đậy nắp lại. Tiếp theo, tiến hành khởi động phương tiện trong khoảng 5 phút để lượng nước có thể lưu chuyển trong hệ thống làm mát. Thực hiện lặp lại thao tác này 2 lần để đảm bảo hệ thống làm mát được vệ sinh sạch sẽ. Cuối cùng, xả toàn bộ lượng nước cặn bẩn đã vệ sinh trong bình tản nhiệt ra bên ngoài.  

Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát ô tô

Sau khi bình chứa đã được rửa sạch, tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô. Để đạt hiệu quả, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với dung dịch.

Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát ô tô đã pha chế vào trong bình chứa chính và phụ

Bước 6: Khởi động phương tiện cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình trên, cần theo dõi kim chỉ nhiệt để đảm bảo nền nhiệt luôn ở mức tiêu chuẩn.

Bước 7: Sau khi nước làm mát đã rút xuống, bắt đầu tiến hành châm đầy cả hai bình chính và phụ.

Bước 8: Sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý chất loại thải đúng theo quy định.

Thay nước làm mát ô tô tại nhà
Thay nước làm mát ô tô tại nhà

Câu hỏi thường gặp

Tại sao nước làm mát hao hụt mà không thấy rò rỉ?

Các nguyên nhân gây ra vấn đề này phần lớn là do quá trình chăm sóc bảo dưỡng kém, các thành phần bên trong hệ thống bị lỗi hoặc do cách lái xe cũng khiến chất làm mát bị mất phanh.

Những chiếc xe cũ thường dễ gặp phải hiện tượng hao nước làm mát hơn là xe mới, khi các bộ phận bên trong bị hao mòn theo thời gian. Nguyên nhân tiếp theo là do châm thừa/châm thiếu nước làm mát. Khi nước làm mát nóng lên, sẽ nở ra. Nếu đổ đầy bình, nước làm mát sẽ tràn ra khỏi bình đi vào các bộ phận khác của động cơ. Khi đi vào khoang động cơ có thể gây ra thiệt hại cho các bộ phận điện và hệ thống dây điện. Ngược lại nếu châm thiếu nước làm mát sẽ làm động cơ quá nóng xảy ra hiện tượng quá nhiệt.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như xe chở đồ nặng, leo đốc thường xuyên, nắp tản nhiệt bị mòn, hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR) bị lỗi, bơm bị mòn,…

Nhận biết xe hết nước làm mát như thế nào?

Bạn có thể nhận biết nước làm mát xe ô tô của bạn hết bằng các cách sau:

  • Cách 1: Nhìn vào bảng đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát, nếu kim chỉ vào phần H thì có thể nước làm mát đã hết.
  • Cách 2: Thông báo đèn “Check Engine”, nếu đèn này đột nhiên bật sáng chứng tỏ động cơ đang có vấn đề, lúc này nước làm mát nên được kiểm tra đầu tiên.
  • Cách 3: Xem dưới gầm xe có bị rò rỉ không, nếu rò rỉ sẽ phát hiện ra ngay. Nước làm mát có chất phản quang nên phát hiện ra ngay, nước làm mát thường có 4 màu chính: xanh đậm, xanh lá, đỏ và hồng. Chúng đề có một chỉ số riêng về nhiệt độ đóng cặn hay nhiệt độ sôi.

Có nên dùng nước sạch thay thế nước làm mát không?

Khi ô tô hao hụt nước làm mát, khi không có sẵn nước làm mát thì các chủ xe thường lựa chọn châm thêm nước sạch để thay thế. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời.

Vì trong nước làm mát bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát và một số chất khác có tác dụng ngăn ngừa quá trình ăn mòn, chống bốc hơi. Còn trong nước lọc thì chứa nhiều hợp chất và có cả cặn khoáng, đá vôi. Vì thế, nếu sử dụng nước lọc trộn cùng nước làm mát trong một thời gian dài, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của động cơ.

Vậy nên, nếu bắt buộc phải sử dụng nước lọc thay để thay thế cho nước làm mát thì sau đó bạn nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô để được kiểm tra, vệ sinh và thay mới dung dịch nước làm mát trong hệ thống.

Bao lâu thì thay nước làm mát cho xe ô tô?

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nước làm mát cần được thay mới khi xe di chuyển được 40.000 – 50.000 km (từ 2-3 năm sử dụng). Đồng thời, khi thay nước làm mát cũng cần phải vệ sinh toàn bộ hệ thống, để đảm bảo động cơ được làm mát một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên sử dụng xe trong điều kiện khắc nghiệt như xe tải trọng lớn, đường xá nhiều bụi bẩn… thì cần phải thay nước làm mát sớm hơn dự kiến.

Honda Mỹ Đình vừa giải đáp nguyên nhân “xe bị hao nước làm mát” và cách xử lý khi gặp phải vấn đề này hiệu quả, an toàn nhất. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu bảo dưỡng xe định kỳ hoặc chú ý đến các dòng xe Honda, hãy liên hệ với Honda Ô Tô Mỹ Đình qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí nhé!


5/5 - (2 bình chọn)

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình