Xe 2 cầu (hay hệ dẫn động 4 bánh) là loại trang bị được sử dụng phổ biến trên các loại xe tải, SUV hay một số dòng xe sedan hạng sang, xe thể thao. Xe 2 cầu được khách hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng trên những đoạn đường gập ghềnh, sỏi đá hay điều kiện thời tiết khó khăn. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm, cách sử dụng và những lưu ý cần biết khi sử dụng xe 2 cầu nhé!
Xe 2 cầu là gì?
Cầu xe là một bộ phận có hình dạng tròn được nối vào trục của 2 bánh trước hoặc bánh sau ô tô, trong cầu sẽ chứa các bộ phận bánh răng gọi là vi sai có nhiệm vụ nối 2 đầu láp dọc. Khi động cơ hoạt động sẽ làm láp dọc quay, các bánh răng được nối vào cũng chuyển động và làm quay 2 láp dọc nối bánh xe lăn.
Xe 2 cầu là những loại xe sở hữu hệ dẫn động 4 bánh, tức là cả 4 bánh của xe đều nhận được lực từ động cơ. So sánh với các loại xe thông thường chỉ có 1 cầu trước hoặc cầu sau, xe 2 cầu được tạo ra để có thể di chuyển trên các con đường offroad gồ ghề, phức tạp.
Các loại xe 2 cầu
Xe 2 cầu được chia thành 2 loại:
- Loại 2 cầu toàn thời gian: Lúc nào 2 cầu cũng nhận truyền động
- Loại 2 cầu bán thời gian: Người lái hoặc hệ thống vi tính của xe sẽ chuyển qua chức năng 2 cầu khi cần thiết.
Xe 2 cầu bán thời gian | Xe 2 cầu toàn thời gian |
– Loại này thường yêu cầu người điều khiển phải tự thao tác gài cầu bằng tay. Thường sẽ được trang bị thêm hộp số 2 cấp nhằm tối ưu khả năng phân phối sức mạnh của động cơ. – Loại xe 2 cầu bán thời gian thường khó đi hơn cho người mới bắt đầu, tuy nhiên lại mang đến cảm giác thú vị. Ký hiệu: 4WD hoặc 4×4 | – Xe 2 cầu toàn thời gian có chức năng tự điều phối công suất dành cho cả 2 trục trước và sau. – Trong trường hợp phát hiện 1 trong 2 bánh gặp sự cố. Hệ thống sẽ tự động truyền toàn bộ “sức mạnh” sang cho trục còn lại giúp xe có khả năng vượt trội hơn khi chạy. Ký hiệu: AWD |
Ưu, nhược điểm của xe 2 cầu
Hiện nay, hệ dẫn động 4 bánh được trang bị hầu hết các dòng xe hơi cao cấp. Cùng tìm hiểm về những ưu điểm và nhược điểm của loại xe 2 cầu nhé:
Ưu điểm
- Khả năng vận hành linh hoạt và mạnh mẽ hơn rất nhiều, đặc biệt là trên cung đường offroad vốn đã trở nên “khó khăn” với hầu hết người lái.
- Khả năng tăng tốc nhanh nhạy, đem lại cảm giác lái ổn định và mượt mà với độ bám đường tốt khi vào cua.
- Cơ chế lực truyền động được phân phối đến toàn bộ các bánh sẽ đảm bảo độ bền của lốp xe sau thời gian dài sử dụng.
Nhược điểm
- Giá thành, chi phí bảo dưỡng cao.
- Mức tiêu thụ nhiên liệu của xe 2 cầu thường sẽ cao hơn với các loại xe 1 cầu. Do cơ chế truyền động tới cả 2 cầu sẽ hao tổn thêm 1 lượng nhiên liệu nhất định khi đi qua các chi tiết máy trong quá trình truyền tải.
- Do cấu tạo phức tạp hơn nên trọng lượng của xe 2 cầu sẽ nặng hơn đáng kể, gây ảnh hương đôi chút đến khả năng xử lý của người lái.
Khi nào nên sử dụng xe 2 cầu?
Xe 2 cầu có tính ứng dụng cao trong đời sống. Việc sở hữu một chiếc xe gầm cao, mạnh mẽ là mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tài chính mà khách hàng có thể lựa chọn xe 2 cầu. Một số trường hợp bạn nên sử dụng xe 2 cầu như sau:
Thường xuyên di chuyển trên địa hình xấu
Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển trên những đoạn đường khó khăn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thường xuyên xảy ra trơn trượt thì 2 xe cầu sẽ cung cấp sự ổn định và an toàn cao hơn khi lái xe.
Vận chuyển lớn
Xe 2 cầu thường có khả năng chở hàng lớn hơn so với các loại xe chỉ có 1 cầu. Điều này hữu ích khi bạn cần vận chuyển hàng hóa hoặc trang bị nặng. Bên cạnh đó, xe được thiết kế với cấu trúc mạnh mẽ hơn giúp tăng độ bền và tuổi thọ của xe.
Cách sử dụng chế độ truyền động 4 bánh tại thời điểm thích hợp
Chế độ gài cầu thường được thiết kế ở dạng núm xoay đặt ở trung tâm điều khiển, thuận tiện cho người lái sử dụng. Xe có chế độ bao gồm 2H – 4H – 4L hoặc 2H – 4H – 4HLc – 4LLc. Khách hàng có thể tham khảo cách sử dụng xe 2 cầu ở các chế độ như sau:
- 2H: Đây là chế độ 2 bánh phía trước hoặc phía sau. Chế độ này thích hợp cho điều kiện đường bằng phẳng, đường khô ráo và điều kiện đường đi thông thường, đặc biệt khi bạn muốn tiết kiệm nhiên liệu.
- 4H: Đây là chế độ truyền động 4 bánh chế độ cao, trong đó cả 4 bánh xe được truyền động. Chế độ này giúp tăng cường khả năng vượt địa hình và đảm bảo an toàn khi gặp điều kiện đường trơn trượt, đất đá, đường gập ghềnh.
- 4L: Đây là chế độ truyền động 4 bánh chế độ thấp, cung cấp lực kéo mạnh mẽ và tăng cường khả năng di chuyển trên các đoạn đường đồi núi, địa hình đá, đất sét.
- 4HLc (Khóa vi sai trung tâm): Đây là chế độ truyền động 4 bánh chế độ thấp, cung cấp lực kéo 50:50 giữa cầu trước và cầu sau kết hợp với hệ thống khóa vi sai trung tâm. Chế độ 2 cầu tốc độ cao giúp tăng cường khả năng vượt qua những chỗ chật hẹp và dốc đứng.
- 4LLc (khóa vi sai trung tâm): Khi di chuyển trên các đoạn đường đồi núi, địa hình đá, đất sét hoặc khi cần lực kéo mạnh mẽ để vượt qua những hố lầy, gồ ghề.
Chuyển chế độ dài cầu trên xe 2 cầu được thực hiện bằng cách tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản tùy thuộc vào từng loại địa hình.
Chuyển chế độ từ 2H → 4H
Chuyển chế độ bằng cách đưa tay vào cần số hoặc núm xoay để chuyển từ 2H sang 4H. Thông thường, bạn chỉ cần chuyển chế độ một cách dễ dàng mà không cần phải dừng hoặc đạp côn. Tuy nhiên, xe 2 cầu chỉ chuyển đổi bình thường khi xe đang chạy ở tốc độ dưới 100 km/h.
Chuyển chế độ từ 4H → 2H
Bạn có thể chuyển từ 4H sang 2H đơn giản bằng cách đưa tay vào cần số hoặc núm xoay. Chuyển đổi bình thường ở mọi tốc độ.
Chuyển chế độ từ 2H → 4L
Với xe số tự động, bạn cần dừng xe, đặt cần số vào vị trí N sau đó chuyển chế độ từ 2H sang 4L. Đối với xe số sàn cần dừng xe, đạp côn (ly hợp), sau đó chuyển từ 2H sang 4L.
Chuyển chế độ từ 4H → 4L (4L → 4H)
Với xe số tự động, dừng xe, đặt cần số vào vị trí N sau đó chuyển chế độ từ 4H sang 4L (hoặc từ 4L sang 4H). Với xe số sàn, người lái cần dừng xe, đạp côn (ly hợp), sau đó chuyển từ 4H sang 4L (hoặc từ 4L sang 4H). Để đảm bảo an toàn người lái nên tập luyện kỹ càng để nắm rõ cách vận hành, tạo sự mượt mà để quá trình di chuyển không bị ngắt quãng.
Một số lưu ý khi sử dụng xe 2 cầu
Khi sử dụng xe 2 cầu bạn cần chú ý một số điều sau:
Khi di chuyển trên các đoạn đường nhiều sỏi đá
Nên tăng áp suất thêm khoảng 20% so với áp suất khuyến nghị khi đi trên các đoạn đường có nhiều sỏi đá. Tăng áp suất lốp giúp giảm khả năng bị thủng lốp do sỏi đá nhọn có thể gây hại cho bề mặt lốp. Tuy nhiên, không nên tăng áp suất lốp quá cao, vì như vậy có thể làm giảm độ bám đường và làm tăng nguy cơ mất lái khi đi trên đường trơn trượt.
Khi chuyển trên đường bùn lầy và đường cát
Bạn nên giảm áp suất lốp xuống còn khoảng 1,5 kg/cm2. Đối với lốp không săm, giảm thêm khoảng 0,4 kg/cm2. Chủ xe nên kiểm tra và điều chỉnh áp suất lốp định kỳ để đảm bảo lốp và hệ thống truyền động hoạt động ổn định và an toàn trong suốt quá trình lái xe.
Đặc biệt, bạn không được quên cài dây an toàn để đảm bảo an toàn khi lái xe, đặc biệt là khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc khi có thể gặp các tình huống bất ngờ.
Sự khác biệt giữa xe 1 cầu và xe 2 cầu?
Một số điểm khác biệt cơ bản giữa xe 1 cầu và xe 2 cầu như sau:
Xe 1 cầu | Xe 2 cầu | |
Đặc điểm | Ô tô có dẫn động 2 bánh được trang bị ở 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau được gọi là xe 1 cầu. | Xe 2 cầu là loại xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh. |
Ưu điểm | Đối với xe dẫn động cầu trước (FWD):
Đối với xe dẫn động cầu sau (RWD):
| Đối với xe có hệ dẫn động bán thời gian (4WD):
Đối với xe có hệ dẫn động toàn thời gian (AWD):
|
Nhược điểm | Đối với xe dẫn động cầu trước (FWD):
Đối với xe dẫn động cầu sau (RWD):
| Đối với xe có hệ dẫn động bán thời gian (4WD):
Đối với xe có hệ dẫn động toàn thời gian (AWD):
|
Nên lựa chọn mua xe 1 cầu hay xe 2 cầu?
Việc quyết định lựa chọn mua xe 1 cầu hay xe 2 cầu còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng xe của bạn. Nếu bạn thường xuyên di chuyển trong thành phố hay trên những con đường có địa hình bằng phẳng thì xe 1 cầu là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu bạn thường xuyên di chuyển trên những con đường gồ ghề, sỏi đá, địa hình khó khăn hay vận tải hàng hóa nặng thì bạn nên lựa chọn mua xe 2 cầu.
Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về xe 2 cầu. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận hành của xe 2 cầu, giúp bạn có một chuyến đi hiệu quả và đảm bảo an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0375 83 79 79 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!
- Đại lý Honda Mỹ Đình: https://hondaotomydinh.vn/
- Fanpage: Honda Ôtô Hà Nội – Mỹ Đình
- Youtube: Honda Ôtô Hà Nội – Mỹ Đình
- Hotline: 037 583 7979
Với những chiến lược đầu tư và kinh doanh đúng đắn, Honda Ôtô Mỹ Đình tự hào được đánh giá là một trong các nhà phân phối uy tín nhất hiện nay. Honda Ôtô Mỹ Đình luôn cam kết phục vụ quý khách hàng theo phong cách chuyên nghiệpnhằm mang đến các dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của quý vị.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
🔥SIÊU SỰ KIỆN “FEEL THE PERFORMANCE” CUỐI NĂM
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th12
Honda Ôtô Mỹ Đình đón tiếp Đoàn Lãnh đạo cấp cao Honda Motor Nhật Bản
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th12
Honda CR-V L 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
Honda CR-V G 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
“Feel the Performance” tháng 10: Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
Honda CR-V L AWD 2025: Hình ảnh, TSKT, Ưu đãi 12/2024
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
Sự kiện trải nghiệm lái thử xe tháng 11 – Ngập tràn quà tặng lớn 🎁
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
Trả góp Honda HR-V: Vay tới 90% – Lãi suất thấp – Thủ tục 24h
Nội dung bài viếtXe 2 cầu là gì?Các loại xe 2 cầuƯu, nhược điểm của [...]
Th11
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH