Mặt ca lăng ô tô: Những lưu ý khi thay thế & Bảo dưỡng

Mặt ca lăng ô tô là một trong những bộ phận không thể thiếu trên xe ô tô, có chức năng chính là bảo vệ bộ phận tản nhiệt, động cơ và các bộ phận khác trong xe. Mặt ca lăng ngày nay được thiết kế đang dạng kiểu dáng và chất liệu, tạo điểm nhấn nhận diện cho thương hiệu xe. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về bộ phận này nhé!

Mặt ca lăng ô tô là gì?

Mặt ca lăng (hay lưới tản nhiệt, ga lăng) là một bộ phận được lắp đặt ở phía trước xe. Bộ phận này có chức năng chính để bảo vệ bộ tản nhiệt, động cơ ô tô và các thành phần khác bên trong khoang động cơ. Hơn nữa, mặt ca lăng còn là một chi tiết trang trí cho xe và là một phần hình ảnh quan trọng để nhận diện thương hiệu xe. 

Mặt ca lăng dạng tổ ong tạo nên diện mạo ấn tượng cho xe Honda City RS 2024 (Ảnh: Honda Việt Nam)
Mặt ca lăng dạng tổ ong tạo nên diện mạo ấn tượng cho xe Honda City RS 2024 (Ảnh: Honda Việt Nam)

Mặt ca lăng ô tô đã trải qua nhiều thế hệ thiết kế khác nhau kể từ năm 1903. Chỉ sau vài năm, thiết kế hình vòm đã trở nên phổ biến và trở thành thiết kế tiêu chuẩn trên mặt ca lăng ô tô trong nhiều năm. Thiết kế lưới tản nhiệt “chia đôi” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1923 trên mẫu xe thể thao Alfa Romeo.

Trong những năm 1930 và 1940, các nhà sản xuất ô tô trở nên sáng tạo với thiết kế lưới tản nhiệt của mình. Một số thiết kế điển hình như hình vuông (Buick, Chevrolet và Pontiac), tách đôi hoặc hơi gấp lại (Silver Arrow, Mercury, Oldsmobile), hình chữ thập (StudeBaker Champion, Cadillac 1941, Ford 1942),…

Một số tác dụng của mặt ca lăng 

Trên xe ô tô, luồng không khí rất quan trọng trong quá trình đốt và làm mát động cơ. Đó là lý do tại sao các xe ô tô đều có một khu vực mở ở phía trước. Không khí lọt qua khe ca lăng, hỗ trợ bộ tản nhiệt làm mát chất làm mát và giúp động cơ ô tô đạt được hiệu suất hoạt động tối ưu. Để tránh các yếu tố nguy hiểm xâm nhập hệ thống làm mát và khoang động cơ, mặt ca lăng (lưới tản nhiệt) được lắp đặt để bảo vệ khu vực mở khỏi những hư hại có thể xảy ra do bụi, nước và các hạt trong không khí gây ra. 

Mặt ca lăng bảo vệ các bộ phận bên trong động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mặt ca lăng bảo vệ các bộ phận bên trong động cơ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số tác dụng chính của mặt ca lăng cô tô như sau:

  • Tạo đặc điểm nhận diện: Mặt ca lăng là một trong những yếu tố thiết kế quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc làm nổi bật và tạo đặc trưng cho một thương hiệu xe cụ thể. Qua đây, người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ về các mẫu xe khác nhau. 
  • Thông gió: Mặt ca lăng thường có lỗ hoặc mất lưới để cho phép không khí tự nhiên lọt vào khoang động cơ. Thiết kế này quan trọng có tác dụng làm mát động cơ và các bộ phận liên quan bên trong, giúp tăng hiệu suất và độ bền của xe. 
  • Bảo vệ động cơ: Mặt ca lăng được thiết kế với mục đích bảo vệ động cơ và các bộ phận quan trọng khỏi các vật thể lớn nhỏ như đá, cặp, côn trùng hoặc bụi bẩn có thể gây hỏng động cơ. 
  • Phát sáng và hiển thị: Trong một số trường hợp, mặt ca lăng có thể được tích hợp với đèn pha hoặc đèn LED để tạo ánh sáng ban đêm, giúp tăng khả năng nhận biết và an toàn khi lái xe. 
  • Tăng khí động học: Thiết kế của mặt ca lăng có thể được tối ưu hóa để cải thiện khí động học của xe, giúp giảm lực cản không khí và tối ưu hóa sự luân phiên của luồng không khí qua xe. 
  • Tích hợp các hệ thống cảm biến và radar:Trong các mẫu xe hơi hiện đại, mặt ca lăng thường được tích hợp các cảm biến và radar cho các hệ thống an toàn như hệ thống phanh tự động (ABS), hệ thống kiểm soát khoảng cách (ACC), hệ thống giúp lái xe và nhận diện dấu hiệu giao thông. 

Chất liệu thường dùng để chế tạo mặt ca lăng

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa mặt ca lăng của bạn, trong đó có vật liệu để chế tạo ca lăng. Hiện nay có một số loại vật liệu phổ biến thường được sử dụng. Mỗi loại vật khác nhau có thể đem đến chất lượng bảo vệ khác nhau, cũng như ảnh hưởng đến màu sắc, kiểu dáng của mặt ca lăng. Một số chất liệu mặt ca lăng phổ biến như:

Ca lăng tản nhiệt mạ Chrome

Chất liệu này giúp bạn hạn chế trầy xước khi xảy ra va chạm, bền màu và không bị bong tróc trong quá trình sử dụng. Xe khi sử dụng mặt ca lăng mạ chrome sẽ có diện mạo sáng bóng, sang trọng hơn.

Mặt ca lăng tản nhiệt mạ chrome của Honda (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mặt ca lăng tản nhiệt mạ chrome của Honda (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ca lăng bằng inox hoặc thép không gỉ

Chất liệu inox hoặc thép không gỉ phù hợp cho chủ xe yêu thích phong cách thể thao. Đặc biệt, chất liệu này có độ cứng cáp cao, bền bỉ, mặt ca lăng có thể đảm bảo an toàn tối đa cho lưới tản nhiệt dưới sự tác động của đá hay những mảnh vụn bắn vào xe trong quá trình di chuyển.

Mặt ca lăng làm bằng chất liệu thép không gỉ bền bỉ của Honda (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mặt ca lăng làm bằng chất liệu thép không gỉ bền bỉ của Honda (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ca lăng tản nhiệt nhựa

Nếu bạn thường xuyên di chuyển trên những địa hình phức tạp, ca lăng tản nhiệt bằng nhựa sẽ có khả năng bảo vệ an toàn tối đa cho lưới tản nhiệt của xe. Loại ca lăng này có giá thành “mềm” nhất hiện nay.

Mặt ca lăng làm bằng nhựa đem lại khả năng bảo vệ tối đa lưới tản nhiệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Mặt ca lăng làm bằng nhựa đem lại khả năng bảo vệ tối đa lưới tản nhiệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách vệ sinh và bảo dưỡng mặt ca lăng

Mặt ca lăng là bộ phận được lắp ở đầu xe nên thường bi dính bụi bẩn từ mặt đường, thời tiết trời mưa,… Vì thế, nó cần thường xuyên được vệ sinh và bảo dưỡng. Khi tiến hành vệ sinh, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như:

  • Bàn chải
  • Xà phòng làm sạch ô tô
  • Bông phủ kem
  • Sáp

Bạn có thể thực hiện các thao tác sau để vệ sinh xe ô tô như sau:

Pha trộn xà phòng với nước

Trộn xà phòng chuyên dụng làm sạch ô tô bằng cách thêm nước. Tỷ lệ xà phòng với nước là 1:3, tức là 1 phần xà phòng, 3 phần nước. Bằng cách sử dụng xà phòng chuyên dụng, nhiều tạp chất khác nhau có thể được loại bỏ và làm sạch một cách nhanh chóng. 

Bôi xà phòng lên mặt ca lăng

Sau khi trộn xà phòng với nước theo tỷ lệ hoàn hảo, tiếp theo bạn bôi dung dịch lên mặt ca lăng. Bạn có thể sử dụng bàn chải để lông mềm mại để tránh làm hỏng lớp sơn trên mặt ca lăng. 

Việc phết xà phòng nên được thực hiện đều và vào sâu từng khu vực nhỏ. Bằng cách này, tất cả các bộ phận của mặt ca lăng sẽ được trải đều và làm sạch. 

Chà mặt ca lăng

Chà sạch tất cả các bộ phận của mặt ca lăng. Hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng bàn chải có bề mặt mịn và chải kỹ không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào. 

Lau khô bằng vải cotton

Sử dụng khăn lau cotton có thể dễ dàng loại bỏ bụi bẩn và không làm trầy xước vì vải mềm. Các bộ phận được bôi trơn và trải trước của mặt ca lăng sẽ dễ dàng được làm sạch và thấm hút bằng vải cotton. 

Dưỡng sáp

Dưỡng sáp là bước cuối cùng trong chu trình làm sạch mặt và bảo dưỡng mặt ca lăng. Khi được dưỡng một lớp sáp chuyên dụng mặt ca lăng sẽ trở lên sáng bóng hơn và khó bị ố bẩn hơn. Việc bôi sáp phải được thực hiện từ từ và đảm bảo bạn chú ý đến các chi tiết khác nhau để đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ bề mặt ca lăng đều được phủ sáp.

Hướng dẫn lắp đặt mặt ca lăng ô tô đúng cách

Mặt ca lăng ô tô là một bộ phận ít bị hỏng hóc và thường chỉ được thay khi mặt ca lăng bị hư hỏng nặng do tai nan hoặc người dùng có nhu cầu độ mặt ca lăng. Việc thực hiện lắp đặt mặt ca lăng ô tô được xếp loại là có mức độ khó. Vì thế, hãng khuyến nghị bạn không nên tự thực hiện ở nhà khi chưa có kinh nghiệm và am hiểu về kỹ thuật. Bạn nên đem xe đến gara/showroom uy tín để đảm bảo an toàn và lắp đặt đúng kỹ thuật:

Dụng cụ cần chuẩn bị:

  • Tuốc nơ vít
  • Mặt ca lăng mới

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Nâng mũi xe và tháo đèn pha bằng cách trượt chúng khỏi giá đỡ và để chúng rời ra. Những tấm này được làm bằng nhựa giữ các trụ phía sau của cụm đèn pha vào thân xe. Kéo hai cái cho mỗi cụm đèn sẽ loại bỏ toàn bộ lắp ráp.
  • Bước 2: Rút phích cắm của giá đỡ bóng đèn bằng cách xoay chúng ngược chiều kim đồng hồ. Đặt đèn pha sang một bên.
  • Bước 3: Rút phích cắm của giá đỡ bóng đèn bằng cách xoay chúng ngược chiều kim đồng hồ. Đặt đèn pha sang một bên.
  • Bước 4: Sau khi các đinh tán đã được gỡ, mặt ca lăng sẽ rời. Lưu ý, một số mẫu xe có tích hợp đèn báo rẽ đi kèm với mặt ca lăng.
  • Bước 5: Xoay ốc vít ngược chiều kim đồng hồ, giữ lưới tản nhiệt tại chỗ và kéo nó ra khỏi thân xe.
  • Bước 6: Thay mặt ca lăng cũ bằng mặt ca lăng mới bằng cách ấn các chốt rive nhựa tại chỗ và ấn mạnh. Bnaj cũng có thể thực hiện quá trình này bằng cách gắn lưới tản nhiệt tại chỗ và vặn ốc theo chiều kim đồng hồ. Nếu cần, thay thế đèn ô tô và bật tín hiệu bằng cách cắm và ấn chúng vào vị trí.
  • Bước 7: Khóa cụm đèn pha bằng cách trượt tấm giá đỡ.

Lưu ý: Hãy cần thận khi kéo mặt ca lăng làm bằng nhựa vì nhựa có thể bị nứt và có thể làm hỏng cả cụm lưới tản nhiệt.

Một số lưu ý khi sử dụng và lắp đặt mặt ca lăng ô tô

Vệ sinh mặt ca lăng xe ô tô thường xuyên để duy trì vẻ bề ngoài luôn mới (Ảnh: Honda Việt Nam)
Vệ sinh mặt ca lăng xe ô tô thường xuyên để duy trì vẻ bề ngoài luôn mới (Ảnh: Honda Việt Nam)

Mặt ca lăng ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ động cơ bên trong, đảm bảo việc cung cấp lượng không khí an toàn vào buồng đốt. Trong danh sách các khoản đầu tư mang lại sự bảo vệ tối đa cho khoang động cơ, mặt ca lăng luôn đứng hàng đầu.

  • Lựa chọn chất liệu phù hợp: Bạn có thể lựa chọn từ nhiều chất liệu, tuy nhiên quyết định này cần dựa trên mục đích sử dụng của xe để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất. Việc sử dụng xe chỉ di chuyển giới hạn trong thành phố, lựa chọn chất liệu sẽ linh hoạt hơn.
  • Vệ sinh mặt ca lăng thường xuyên: Mặt ca lăng là bộ phận được đặt phía trước xe, thường xuyên tiếp xúc với không khí và bụi bẩn. Việc vệ sinh thường xuyên cho mặt ca lăng giúp giảm thiểu quá trình mài mòn và giảm thiểu sự xuống cấp của nó.

Câu hỏi thường gặp

Khi độ mặt ca lăng ô tô cần lưu ý điều gì?

Để độ mặt ca lăng ô tô mà không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của xe, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Xác định đời xe chính xác để lựa chọn kiểu dáng phù hợp: Mỗi đời xe sẽ có kích thước mặt ca lăng khác nhau. Mặt ca lăng xe ô tô cần đảm bảo sự tương thích để có thể bảo vệ các chi tiết động cơ của xe một cách hiệu quả. 
  • Việc độ mặt ca lăng ô tô yêu cầu kỹ thuật cao, không nên tự thực hiện tại nhà: Nếu bạn không có kinh nghiệm hay sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật ô tô, bạn nên tìm đến các gara/đại lý ủy quyền uy tín để tránh gây hư hại đến động cơ và các linh kiện khác của xe. 
  • Mặt ca lăng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại thế xe mà còn ảnh hưởng đến việc vận hành của động cơ: Khi độ mặt ca lăng ô tô, bạn cần nghiên cứu kỹ thông tin và thực hiện tại các trung tâm sửa chữa uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn tối đa. 

Vì sao cần ưu tiên xác định đời xe trước khi lựa chọn kiểu dáng ca lăng xe ô tô?

Mặt ca lăng ô tô không đơn thuần là chi tiết ảnh hưởng đến ngoại thất của xe mà còn giúp đảm bảo vận hành, tuổi thọ của động cơ. Vì vậy, khi độ ca lăng xe ô tô, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin cũng như thực hiện tại các trung tâm sửa chữa uy tín để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.

Đặc biệt khi bạn cài đặt các phụ kiện như radar hoặc camera sau, bạn có thể cần thay đổi hoặc tùy chỉnh mặt ca lăng để làm cho chúng hoạt động hiệu quả và hài hòa với thiết kế tổng thể của xe.

Như vậy, Honda Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về mặt ca lăng xe ô tô. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của mặt ca lăng đối với xe ô tô cũng như biết cách để sử dụng sao cho mặt ca lăng luôn bền và mới, bảo vệ xe tối đa. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới Showroom Honda Mỹ Đình tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình