Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS): Cấu tạo, nguyên lý làm việc và lưu ý khi sử dụng

Trong quá trình di chuyển sẽ không tránh khỏi những trường hợp di chuyển vào các cung đường trơn trượt hay vào cua, khiến xe có khả năng bị lật hoặc tai nạn. Chính vì thế, hệ thống kiểm soát lực kéo được tạo ra giúp kiểm soát độ bám đường của bánh xe và tự động kích hoạt khi phát hiện một trong các bánh xe có tốc độ quay nhanh bất thường. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu thông tin chi tiết về hệ thống này nhé!

Đôi nét về hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?

Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS – Traction Control System) là một hệ thống an toàn trên ô tô giúp ngăn ngừa hiện tượng mất lực kéo của các bánh xe khi chạy trên đường, tăng độ bám đường, hạn chế trượt bánh xe để xe vận hành ổn định trong điều kiện đường trơn trượt hoặc khi vào cua, tăng tốc đột ngột. Trong thiết kế các các hãng xe, đây là một trong những tính năng phụ của hệ thống cân bằng điện tử.

Hệ thống kiểm soát lực kéo giúp ngăn ngừa hiện tượng mất lực kéo của các bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Honda Việt Nam)
Hệ thống kiểm soát lực kéo giúp ngăn ngừa hiện tượng mất lực kéo của các bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Honda Việt Nam)

Trước đây, tính năng an toàn chủ động được ứng dụng trên các dòng xe có hiệu suất cao nhưng hiện nay, TCS khá phổ biến và được trang bị ở hầu hết các dòng xe thương mại. 

Nguồn gốc ra đời của hệ thống kiểm soát lực kéo

Công nghệ kiểm soát lực kéo xuất phát từ năm 1991 bởi một kỹ sư của hãng Mercedes-Benz – ông Frank-Werner Mohn. Cảm hứng để ông sáng tạo ra hệ thống này bắt đầu từ sau tai nạn mà ông gặp phải vào năm 1989, trong khi đang lái thử xe trên một đoạn đường đầy tuyết tại Thụy Điển. 

Hệ thống TCS là một trong những trang bị an toàn tiêu biểu (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống TCS là một trong những trang bị an toàn tiêu biểu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay cả khi hệ thống phanh của xe đã hoạt động hoàn hảo nhất thì vị kỹ sư này cũng không thể làm cách nào để ngăn chiếc xe của mình lao vào dải phân cách. Từ đó, ông bắt đầu kế hoạch để phát triển một hệ thống có thể kết nối giữa phanh và bộ xử lý trung tâm để giúp xe hạn chế tối đa tình trạng lật bánh. Tới năm 1991, công nghệ TCS hoàn thiện và được Mercedes-Benz chấp thuận tích hợp trên các mẫu xe của mình. Về sau, hệ thống TCS này càng ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng hoạt động của nó, cuối cùng trở thành một trong những trang bị an toàn tiêu chuẩn của rất nhiều hãng xe. 

Hiện nay, hệ thống kiểm soát đã được trang bị trên hầu hết các mẫu xe ô tô hiện đại. Ngoài ra, hệ thống này còn được sử dụng phối hợp với các hệ thống khác như ABS, ESC, EBD,… để hỗ trợ đảm bảo an toàn nhất cho bạn trong quá trình di chuyển. Cũng như các hãng xe khác, trên các dòng xe của Honda đã được tích hợp các hệ thống an toàn như vậy để hỗ trợ người dùng và đảm bảo an toàn một cách tối ưu.

Lợi ích của hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo có khả năng giới hạn tốc độ vòng quay bánh xe trong quá trình tăng tốc sao cho các bánh xe vẫn đảm bảo được độ bám đường tốt nhất. Qua đó, người lái có thể dễ dàng kiểm soát chiếc xe, đặc biệt là trong điều kiện mặt đường trơn trượt.

Trong một số trường hợp, một vài bánh xe có thể quay nhanh hơn so với các bánh còn lại. Lúc này hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ giảm lực truyền tới các bánh xe quay nhanh để làm chậm chúng lại hoặc phân bổ lực sang những bánh xe khác để chúng quay nhanh hơn. 

Hệ thống TCS giúp kiểm soát xe trong điều kiện đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống TCS giúp kiểm soát xe trong điều kiện đường trơn trượt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phần lớn các hệ thống TCS ngày nay được được kết hợp với hệ thống ABS để gia tăng tối đa tính an toàn cho xe. Mục đích chính của hệ thống này là hạn chế tối đa tình trạng trật bánh – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông phổ biến nhất đối với những người thiếu kinh nghiệm lái xe. 

Hiệu quả của hệ thống kiểm soát lực kéo đã được các hãng xe kiểm chứng qua nhiều năm liền. Theo thống kê của Cục quản lý an toàn giao thông đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), tính riêng tại thị trường Mỹ trong năm 2015 thì có gần 6.200 trường hợp có nguy cơ xảy ra tai nạn thảm khốc đã được ngăn chặn nhờ vào công nghệ này, giảm thiểu nguy cơ xe ô tô có thể gây tai nạn ở mức thấp nhất. 

Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS) bao gồm 5 bộ phận chính như sau:

  • Module điều khiển
  • Bộ điều biến
  • Cảm biến lốp *
  • Bánh răng mã hóa vòng quay
  • Phanh đĩa
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS bao gồm 5 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo TCS bao gồm 5 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những bộ phận chính đã kể trên, hệ thống kiểm soát lực kéo còn bao gồm một số bộ phận khác từ hệ thống an toàn khác được lắp đặt sẵn trên xe, cùng góp phần tham gia vào quá trình kiểm soát lực kéo như bộ phận chấp hành phanh, cảm biến gia tốc, cảm biến độ lệch thân xe, các cảm biến và bộ phận chấp hành của hệ thống ga. 

* Cảm biến lốp được lắp đặt ở 4 bánh xe của hệ thống kiểm soát độ bám đường phía trên cũng là cảm biến tốc độ của hệ thống chống bó cứng phanh ABS. 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động dựa vào cảm biến theo dõi trên từng bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống kiểm soát lực kéo hoạt động dựa vào cảm biến theo dõi trên từng bánh xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cảm biến theo dõi tốc độ của từng bánh xe trong suốt quá trình vận hành và liên tục đường truyền tới hệ thống điều khiển điện tử (ECU). Tại đây, ECU xử lý thông tin tốc độ bánh xe được báo về từ các cảm biến tốc độ, đồng thời giám sát tốc độ thực tế của xe. 

Trong trường hợp phát hiện một trong các bánh xe hoặc tất cả các bánh xe quay nhanh hơn bình thường, ECU sẽ ra tín hiệu cho dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC) hoạt động, thực hiện áp dụng lực phanh đến các bánh xe và kiểm soát lực kéo của bánh xe. Lúc này hệ thống kiểm soát lực kéo sẽ tự động kích hoạt. 

Ưu, nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo

Ưu điểm

Hệ thống TCS kết hợp với hệ thống ABS để hoạt động hiệu quả hơn trong mọi trường hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống TCS kết hợp với hệ thống ABS để hoạt động hiệu quả hơn trong mọi trường hợp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những ưu điểm quan trọng nhất của hệ thống TCS là làm giảm nguy cơ va chạm trên đường đến mức tối thiểu. Cụ thể hơn, hệ thống này giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống khắc nghiệt như mưa tuyết hoặc đường trơn trượt. 

Hơn nữa, không giống với một số công nghệ an toàn hay tiện nghi khác trên xe ô tô, việc cài đặt hệ thống kiểm soát lực kéo khá dễ dàng. Hầu hết các ô tô hiện nay đều được trang bị phanh ABS và hệ thống TCS. Tuy nhiên chủ xe vẫn cần lái xe cẩn thận và không nên chủ quan, mặc dù có cài đặt hệ thống chống trơn trượt trên xe.

Nhược điểm

Giá thành lắp đặt hệ thống kiểm soát lực kéo khá cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Giá thành lắp đặt hệ thống kiểm soát lực kéo khá cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do sự tiện lợi và hiệu quả của hệ thống kiểm soát lực kéo, ô tô được lắp đặt công nghệ này thường có giá thành cao hơn. Ngoài ra, hệ thống này bao gồm nhiều bộ phận điện tử khác nhau. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận này trở nên kém hiệu quả hay hư hỏng theo thời gian, bạn sẽ phải tốn kém nhiều chi phí hơn để kiểm tra, sửa chữa. 

Ngoài ra, không phải tài xế nào cũng thích hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, một số người muốn tự kiểm soát và điều khiển chiếc xe hơn là phụ thuộc vào hệ thống chống trượt. Nên hệ thống này chưa phải là sự lựa chọn của tất cả mọi người.

Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống kiểm soát lực kéo

Kết hợp hệ thống kiểm soát lực kéo với các hệ thống khác như ABS, ESC… để đạt hiệu quả an toàn cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Kết hợp hệ thống kiểm soát lực kéo với các hệ thống khác như ABS, ESC… để đạt hiệu quả an toàn cao (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi đèn báo hệ thống kiểm soát lực kéo nhấp nháy không chỉ thông báo về sự vận hành của hệ thống TCS mà còn có thể báo lỗi ở một số bộ phận liên quan. Cụ thể, nếu đèn báo vẫn sáng mặc dù xe đã đi qua đoạn đường trơn trượt, hệ thống phanh ABS hay ESC có thể đã bị gặp trục trặc hay cảm biến trong lực trên bánh xe đã bị hỏng. 

Do đó để kịp thời phát hiện và sửa chữa những lỗi này cũng như để đảm bảo an toàn, luôn kích hoạt hệ thống kiểm soát lực kéo TCS là việc nên làm và chỉ nên tạm ngắn chức này trong một số trường hợp như xe bị sa lầy, off road,… để có được những trải nghiệm an toàn khi lái xe trên đường. 

Những câu hỏi thường gặp về hệ thống kiểm soát lực kéo

Hệ thống kiểm soát lực kéo có phải là hệ thống cân bằng điện tử không?

Hệ thống cân bằng điện tử hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS) và hệ thống chống bó cứng phanh (ABS). Bộ ba hệ thống này đều là các tính năng giúp nâng cao trải nghiệm lái và độ an toàn của người dùng dựa trên  việc kiểm soát tốc độ của các bánh xe. Vì vậy, luôn được tích hợp đồng thời trên một chiếc xe và phối hợp làm việc với nhau. Hệ thống điều khiển điện tử (ECU) được đề cập bên trên chính là bộ điều khiển trung tâm của hệ thống ESP. 

Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) hoạt động khi phát hiện tình trạng mất ổn định trên một hoặc nhiều bánh xe, ECU kích hoạt phanh từng bánh xe một cách tự động – dựa vào hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) tùy theo điều kiện thực tế hoặc ngắt momen từ động cơ đến các bánh xe dựa vào hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS).

Như vậy, hệ thống kiểm soát lực kéo không phải là hệ thống cân bằng điện tử. Tuy nhiên, chúng hoạt động phối hợp, hỗ trợ và liên quan đến nhau trong việc tăng tính an toàn trong trải nghiệm lái của tài xế. 

Có thể tắt hệ thống kiểm soát lực kéo không?

Hệ thống kiểm soát lực kéo hoàn toàn có thể bật/tắt được thông qua công tắc điều khiển trên xe. Công tắc này thường được đặt ở trên taplo, vô lăng hoặc bên cần số tùy thuộc vào thiết kế của xe. Phần lớn trên các xe và hệ thống TCS là một phần của hệ thống cân bằng điện tử thì hai công tắc này sẽ được gộp là một. 

Việc bật hệ thống kiểm soát lực kéo là được khuyến nghị để giúp xe phòng tránh các trường hợp thắng gấp hay vào cua, trơn trượt do nước hay cát,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy vậy, trong một số trường hợp bạn nên tắt hệ thống kiểm soát lực kéo đi. Đó là khi xe xe chạy off road, đi đường bùn lầy, xe bị sa lầy hay khi chủ xế muốn drift xe – một kỹ thuật lái xe cố tình khiến xe bị thừa lái để bị trượt… Lúc này các bánh xe không đồng tốc với nhau, tức là có bánh sẽ có thể dẫn động nhiều hơn. Nếu bật TCS, hệ thống này sẽ có thể phát hiện và cho hãm tốc độ của bánh xe lại làm xe khó thoát lầy. 

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bấm vào nút kiểm soát lực kéo?

Khi bấm tắt nút hệ thống kiểm soát lực kéo/bám đường, bạn có thể nhận thấy rằng chiếc xe của bạn xử lý khác với thông thường khi đi trên bề mặt trơn trượt, chiếc xe khó điều khiển hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn nên cần luôn luôn kiểm soát lực kéo của mình.

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS). Hệ thống này giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tăng độ bám đường cho các bánh xe khỏi những điều kiện thời tiết và môi trường trơn trượt, khó khăn. Để tăng tính hiệu quả, hệ thống này nên được sử dụng kết hợp với các hệ thống an toàn khác. Mặc dù đây là hệ thống đắc lực giúp bạn đảm bảo an toàn khi lai xe, nhưng bạn vẫn cần phải giữ chú ý lái xe và quan sát thật cẩn thận. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình