Những điều cần biết về Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

Hệ thống phanh là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe ô tô, đảm bảo sự an toàn cho người dùng. Chính vì thế, bộ phận này được các hãng xe hơi chú trọng trang bị và phát triển thêm các tính năng hỗ trợ lực phanh tối ưu nhất. Trong đó, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp giúp bổ sung thêm lực phanh trong tình huống khẩn cấp hoặc khi lực phanh không đủ. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về tính năng này nhé!

Đôi nét về Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp là gì?

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA hay Braking Assist System) là hệ thống giúp người lái xe kịp thời tạo xung đột tối đa lên hệ thống phanh trong khoảnh khắc đầu tiên của tình huống khẩn cấp. 

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp giúp kích hoạt phanh trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp giúp kích hoạt phanh trong trường hợp khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vai trò 

Khi gặp tình huống cần phanh khẩn cấp mà lực tác dụng lên phanh yếu, tăng nguy cơ xảy ra những tai nạn không đáng có. Đối với những tình huống này, người lái thường thụ động dẫn đến lực tác động lên phanh không đủ giúp xe dừng lại. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục bởi hệ thống phanh khẩn cấp BA. Hệ thống giúp quãng đường phanh được rút ngắn lại, giúp hạn chế những sự cố xảy ra khi lực phanh không đủ lớn. Hệ thống giúp hỗ trợ và duy trì lực phanh, đồng thời giúp người dùng có thể kiểm soát tốt trong những tình trạng khẩn cấp.

BA giúp kiểm soát xe tốt trong những tình huống phanh khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
BA giúp kiểm soát xe tốt trong những tình huống phanh khẩn cấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, người lái cần lưu ý rằng hệ thống này chỉ hỗ trợ lực phanh gấp, gia tăng thêm một phần lực giúp giảm quãng đường phanh chứ không phải là hỗ trợ lực phanh đến mức hoàn toàn được. Do đó, người lái cần tập trung chú ý quan sát để kịp thời xử lý những tình huống khẩn cấp một cách nhanh chóng và an toàn nhất. 

Nguồn gốc hình thành

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA được phát triển lần đầu tiên với hãng xe Daimler Benz và TRW/Lucas-Verity từ năm 1992 đến năm 1996 và được ứng dụng lần đầu tiên trên 2 dòng xe Mercedes Benz S-Class và SLK-Class. Tiếp đó, hãng BMW và Volvo cũng gấp rút nghiên cứu và cho ra mắt hệ thống tương tự. Điều đáng chú ý là Volvo phát triển hệ thống phanh tự động theo cảnh báo va chạm (Collision Warning with Auto Brake – CWAB) trên mẫu xe S80 vào năm 1998. Hệ thống này sử dụng thêm radar nhận diện vật cản trong vòng 150m và sẽ cảnh báo người lái. Trong trường hợp tín hiệu này bị bỏ qua (tức là không tắt báo động, không giảm tốc,…) thì hệ thống phanh sẽ tự động được kích hoạt tùy theo khoảng cách còn lại trước vật cản.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp được cải tiến theo thời gian (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp được cải tiến theo thời gian (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không dừng lại ở đó, hãng Mercedes vẫn tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong trong công nghệ an toàn khi nâng cấp từ ABS lên ABS Plus. Hệ thống được trang bị thêm 2 radar có vai trò đo tốc độ và khoảng cách tương đối của xe với vật thể phía trước bằng cơ chế hoạt động như CWAB của Volvo.  

Hiện nay, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp được phát triển khá hoàn thiện và được ứng dụng trên hầu hết các loại xe ô tô hiện đại. Honda đã trang bị hệ thống này trên tất cả các dòng xe, đồng thời phối hợp sử dụng hệ thống này với các hệ thống an toàn khác trên xe để đảm bảo sự an toàn tối đa cho người lái. 

Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) 

Về cấu tạo, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp bao gồm các bộ phận như sau:

  • Cảm biến tốc độ
  • Màng gắn cảm biến
  • Xi lanh phanh chính
  • Nam châm
  • Cảm biến mở
  • Khoang công tắc
  • Bộ xử lý trung tâm ECU
  • Bầu trợ lực phanh hay bầu trợ lực chân không
  • Bàn đạp phanh
Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) đơn giản (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Cấu tạo của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) đơn giản (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

Hệ thống BA được kích hoạt khi người lái đạp phanh gấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống BA được kích hoạt khi người lái đạp phanh gấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) được kích hoạt tự động khi người lái đạp phanh gấp nhưng lực tác động chưa đủ lớn. Lúc này cảm biến tốc độ ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm ECU. Thông tin được ECU tiếp nhận, phân tích dựa trên tốc độ hiện tại của xe và lực phanh nhằm tính toán quãng đường phanh. Cơ cấu truyền phanh sẽ kích hoạt van điện, nạp khí nén vào bộ khuếch đại giúp gia tăng lực phanh làm xe giảm tốc nhanh hơn. 

Khi hệ thống này được kích hoạt, đèn báo phanh khẩn cấp sẽ báo sáng trên mặt đồng hồ taplo. Khi người lái nhả chân phanh, cũng đồng nghĩa hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp sẽ ngừng hoạt động. 

Mối quan hệ giữa hệ thống BA, ABS và EBD

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp có tác dụng đẩy lực phanh lên mức cao, giúp rút ngắn quãng đường phanh nhưng cũng đi kèm “tác dụng phụ” là gây ra hiện tượng bó cứng phanh ô tô, đặc biệt trong điều kiện xe đang chạy ở tốc độ cao rồi đột ngột bị ghì phanh với lực lớn. Lúc này, lốp xe bị mất độ bám, trượt dài dễ dẫn đến xảy ra các tình huống nguy hiểm như xe bị văng đuôi, mất lái, thậm chí còn có thể bị lật xe,…

Sử dụng kết hợp hệ thống ABS - EBD - BA (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Sử dụng kết hợp hệ thống ABS – EBD – BA (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, để vừa có thể rút ngắn quãng đường phanh, vừa tránh được tình trạng phanh bị bó cứng, các hãng sản xuất ô tô thường kết hợp hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Hai hệ thống này kết hợp với nhau đảm bảo quá trình phanh đạt hiệu quả cao hơn. 

Đặc biệt, để quá trình phanh đạt hiệu quả cao nhất, sự kết hợp bộ ba hệ thống BA, ABS và EBD. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD giúp phân phối lực phanh phù hợp đến các bánh xe. Hệ thống EBD này hỗ trợ rất lớn cho hệ thống BA giúp xe rút ngắn quãng đường phanh ở mức tối thiểu. 

Ưu nhược điểm của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) chính là khả năng rút ngắn quãng đường phanh khoảng 20-45%, hạn chế và giảm thiểu va chạm trong các tình huống bất ngờ mà lực phanh của người lái không không đủ lớn để giúp xe dừng lại. 

Nhược điểm

Dù có tác dụng rất lớn trong việc cung cấp lực phanh nhưng hệ thống này có thể gây ra hiện tượng bó cứng phanh. Vì thế, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp chỉ có vai trò hỗ trợ, tăng thêm lực chứ không thể đảm bảo việc xe có thể dừng ngay lập tức. Chính vì thế, tài xế cần phải tập trung quan sát diễn biến trên đường để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Có thể thấy rằng, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) là một trong những phát minh quan trọng trong ngành sản xuất ô tô, giúp tăng lực phanh trong những tình huống khẩn cấp đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng. Tuy nhiên bạn cần chú ý rằng, hệ thống này chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế hoạt động phanh của bạn và bạn cần chú ý thường xuyên quan sát và lái xe cẩn thận. Hiện tại các dòng xe của Honda đều đã được trang bị công nghệ này trong gói an toàn tiên tiến Honda SENSING để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Honda Ô tô Mỹ Đình qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tạo 02 Lê Đức Thọ, Cấu Giấy, Hà Nội để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình