Tất tần tật những điều cần biết về Hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB)

Hệ thống đèn pha thích ứng tự động (Automatic High Beam – AHB) là một trong những công nghệ trong Hệ thống công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn tiên tiến Honda SENSING. Hệ thống này tự động chuyển đổi giữa đèn chiếu gần và đèn chiếu xa tùy thuộc vào tình trạng giao thông trong điều kiện lái xe vào ban đêm. Hệ thống này giúp ích rất nhiều cho người dùng trong quá trình lái xe và đảm bảo an toàn. Cùng Honda Ô tô Mỹ Đình tìm hiểu chi tiết về hệ thống này nhé!

Đôi nét về hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB)

Hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB) là gì?

Hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB) là đèn pha hỗ trợ chiếu xa sẽ tự động điều chỉnh phạm vi đèn pha (chuyển đổi giữa chùm sáng cao và chùm sáng thấp) tuỳ thuộc vào độ sáng của phương tiện được phát hiện và điều kiện đường xá nhất định.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp điều chỉnh phạm vi đèn pha (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp điều chỉnh phạm vi đèn pha (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguồn gốc hình thành

Có một số ý kiến cho rằng, đèn pha thích ứng xuất hiện lần đầu tiên trên chiếc xe Tucker 1948. Tucker là một chiếc xe sở hữu nhiều công nghệ mang tính cách mạng nhưng chưa bao giờ được sản xuất hàng loạt do công ty mẹ phá sản khi tung ra 51 chiếc. 

Đèn pha trên xe Tucker (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn pha trên xe Tucker (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tucker có 2 đèn pha cố định và đèn pha thứ ba ở vị trí trung tâm xoay theo hướng xe đang rẽ. Đèn pha được gọi là “đôi mắt Cyclops”, theo tên người khổng lồ một mắt trong thần thoại Hy Lạp. 

Khác với truyền thống, các ô tô đầu thế kỷ XX có đèn pha thay đổi góc chiếu thông qua liên kết cơ học với vô lăng. Bước sang thế kỷ XXI, đèn pha thích ứng lần đầu tiên xuất hiện trên những mẫu xe sang vào đầu năm 2000. Dần dần công nghệ này xuất hiện phổ biến rộng rãi trên các thương hiệu xe khác. Trong đó, Honda đã sử dụng hệ thống đèn này trên tất cả các dòng xe để giúp mở rộng tầm nhìn của người lái linh động trong các tình huống và điều kiện giao thông.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB)

Hệ thống hoạt động dựa vào cảm biến hoặc camera (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Hệ thống hoạt động dựa vào cảm biến hoặc camera (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu trúc của đèn pha thích ứng tự động không có nhiều điểm quá khác biệt so với một hệ thống đèn chiếu sáng thông thường khác, nhưng sẽ được trang bị thêm camera hoặc cảm biến thu thập dữ liệu giao thông, nhận diện được các phương tiện di chuyển phía trước bao gồm cả ngược chiều hay cùng chiều. Khi hệ thống phát hiện có xe di chuyển trong vùng chiếu sáng cường độ cao thì đèn pha sẽ tự động được chuyển thành đèn chiếu gần, sau đó nếu đường trốn thì hệ thống đèn pha (đèn chiếu xa) sẽ tự được mở trở lại. Hệ thống này hoạt động cơ bản sẽ giúp người lái không cần thao tác đối với cần điều khiển đèn, và chúng cũng thường được kích hoạt ở tốc độ cao (khoảng từ 60 km/h trở lên), phù hợp đi những quốc lộ hoặc tỉnh lộ bên ngoài thành phố. 

Tính năng này có thể được trang bị độc lập trên xe hoặc là sự kết hợp thêm với hệ thống liếc theo góc đánh lái của vô lăng, nhưng điều này còn tùy thuộc vào trang bị của chiếc xe do nơi phân phối quyết định. Dù chưa phải là hệ thống cao cấp, nhưng đây là một trong những tính năng hữu ích và cần thiết khi được trang bị lên xe ô tô. 

Các loại đèn pha thích ứng phổ biến trên thị trường

Đèn pha thích ứng tự động cung cấp cho người lái tầm nhìn tốt hơn và nhiều thời gian hơn để phản ứng các tình huống khác nhau. Loại đèn pha thích ứng nổi tiếng ở Việt Nam là đèn pha thích ứng theo đường cong. Loại đèn pha này có bóng đèn xoay tùy theo hướng của xe, đôi khi là cả tốc độ. Bên cạnh đó, còn có các loại đèn pha thông minh khác như đèn pha tự động, khi có phương tiện giao thông phía trước, đèn pha sẽ tự động chuyển đổi giữa chùm sáng gần và chùm sáng cao để tránh làm chói những phương tiện khác. Cùng tìm hiểu chi tiết các loại đèn pha thích ứng dưới đây:

Đèn pha thích ứng đường cong (Curve-adaptive Headlight)

Đèn pha thích ứng đường cong có bóng đèn quay về hướng di chuyển của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn pha thích ứng đường cong có bóng đèn quay về hướng di chuyển của xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đèn pha thích ứng đường cong có bóng đèn quay về hướng di chuyển của xe thay vì chiếu thẳng về phía trước. Khi người lái quay vô lăng sang trái/phải hoặc khi các cảm biến phát hiện thấy đường cong, đèn pha phía trước sẽ thay đổi hướng chiếu sáng theo đường cua của con đường. Trên hầu hết các mẫu xe cao cấp, đèn pha đường cong thích ứng có khả năng thay đổi góc của bóng đèn theo tốc độ của xe, đặc biệt là bằng cách chiếu xa hơn hoặc ít hơn. 

Đèn pha thích ứng đường cong có bóng đèn gắn trên các trục chuyển động cho phép bóng đèn xoay. Khi người lái xoay vô lăng hoặc cảm biến phát hiện rẽ phía trước, phần mềm và phần cứng sẽ điều chỉnh bóng đèn theo hướng chính xác. Khi xe trở lại đường thẳng, đèn cũng trở lại vị trí ban đầu. 

Đèn pha thích ứng khi vào cua (Cornering-adaptive Headlight)

Đèn chiếu sáng khi vào cua có vị trí cố định ở đầu xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn chiếu sáng khi vào cua có vị trí cố định ở đầu xe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khác với đèn pha thích ứng đường cong, đèn chiếu sáng khi vào cua có vị trí cố định ở đầu xe. Loại đèn này tự động bật khi tài xế xoay vô lăng hoặc kích hoạt xi nhan. Đồng thời nó cũng sẽ tắt khi tài xế đưa vô lăng về vị trí trung tâm hoặc khi đèn xi nhan tắt. Tác dụng chính của loại đèn này là để chiếu sáng tạm thời hướng di chuyển của xe. Đèn chiếu sáng khi vào cua đã được trang bị trên các loại xe ô tô trong nhiều thập kỷ qua và vẫn đang được sử dụng trên một số mẫu xe mới ngày nay. 

Đèn pha chống chói (Dynamic cornering light)

Đèn pha chống chói tự động thay đổi chùm sáng (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn pha chống chói tự động thay đổi chùm sáng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đèn pha chống chói hay đèn pha tự động thay đổi góc chiếu là loại đèn tự động thay đổi chùm sáng mà không cần người lái can thiệp. Không giống như đèn pha phải được kích hoạt bằng tay, đèn pha chống chói được kích hoạt tự động. Dựa vào một cảm biến trên xe có nhiệm vụ phát hiện ánh sáng từ các phương tiện di chuyển gần đó như đèn hậu của xe đi cùng chiều hay đèn pha của xe đi ngược chiều. Để tránh làm chói mắt những người lái xe này, cảm biến sẽ tự động tắt đèn pha. Khi không có phương tiện nào khác trong khu vực, đèn pha sẽ được bật để cải thiện tầm nhìn.

Đèn pha thích ứng đa điểm (Adaptive Driving Beam)

Đèn pha thích ứng đa điểm kiểm soát độ sáng của từng đèn LED (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Đèn pha thích ứng đa điểm kiểm soát độ sáng của từng đèn LED (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đèn pha thích ứng đa điểm là một loại đèn pha thích ứng mới sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Cụm đèn này có cấu tạo từ nhiều đèn LED riêng lẻ, rất sáng thay vì loại đèn pha/cos riêng biệt. Khả năng kiểm soát chính xác độ sáng của từng đèn LED là điểm mạnh của hệ thống ADB. Khi cảm biến phát hiện các phương tiện giao thông khác, phần mềm ô tô sẽ làm mờ đèn LED chiếu sáng trên các phương tiện đó. Mặt khác, đèn LED không chiếu vào các phương tiện khác vẫn giữ nguyên độ sáng. Mỗi đèn LED sẽ tự động điều chỉnh theo vị trí của các phương tiện khác. Kết quả là có rất nhiều ánh sáng xung quanh những chiếc xe này, nhưng không có ánh sáng nào chiếu trực tiếp vào chúng.

Các trường hợp đèn pha thích ứng tự động hoạt động

Hệ thống đèn pha thích ứng tự động sẽ được kích hoạt trong các trường hợp sau: 

  • Khi phát hiện đèn pha của xe đang chạy ngược chiều. 
  • Khi phát hiện đèn đuôi xe của xe phía trước. 
  • Khi ánh sáng xung quanh đủ sáng và không cần chùm sáng cao.
  • Khi đèn đường hoặc các loại đèn khác được phát hiện. 

Các trường hợp đèn pha thích ứng tự động không hoạt động 

Hệ thống đèn pha thích ứng tự động có thể không hoạt động trong các trường hợp sau: 

  • Không phát hiện được ánh sáng từ phương tiện khác do đèn bị hỏng hoặc do tầm nhìn bị khuất. 
  • Không phát hiện được ánh sáng từ xe vì khói thải, sương mù, tuyết,…
  • Lái xe trên đường cong hẹp, đường ghề ghề, lên xuống dốc…
  • Đèn pha của xe bị bám bụi, nước hoặc tuyết. 
  • Đèn pha của xe tắt nhưng đèn sương mù vẫn bật.
  • Đèn pha bị hỏng hoặc được lắp không đúng cách.
  • Phía trước có đèn giao thông, biển phản chiếu, biển báo nhấp nháy hoặc gương.
  • Xe bị nghiêng do xẹp lốp hoặc đang được kéo. 
  • Xe đột ngột xuất hiện từ khúc cua

Lưu ý khi sử dụng hệ thống đèn pha thích ứng tự động đúng cách – an toàn

Chú ý thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Chú ý thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo như quy định giao thông đường bộ, tùy thuộc vào tình huống của người tham gia giao thông mà sử dụng đèn pha hoặc đèn cos một cách linh hoạt. Vì vậy, người dùng cần phải nắm rõ những lưu ý khi sử dụng đèn pha thích ứng tự động AHB để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như các phương tiện khác khi di chuyển: 

  • Trước khi xin nhường đường, sang đường hoặc muốn vượt xe khác, bạn có thể nháy đèn pha để ra tín hiệu cho các phương tiện xung quanh. 
  • Đèn pha có thể được kích hoạt khi di chuyển vào ban đêm ở những khu vực vắng vẻ hoặc trên đường cao tốc để tăng tầm quan sát cho người lái. Tuy nhiên, bạn nên giảm tốc độ và chuyển sang chế độ đèn cos khi gặp xe đi ngược chiều hoặc cùng chiều. Đặc biệt, nếu thấy đối phương nháy đèn ra tín hiệu, bạn cần nhanh chóng kiểm tra chế độ đèn pha và đèn cos đảm bảo an toàn lưu thông. 
  • Việc thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô, căn chỉnh đúng luồng sáng sẽ giúp đảm bảo độ chiếu sáng tốt nhất khi tham gia giao thông. Bạn cần thay thế đèn nếu phát hiện vấn đề trục trặc, hư hỏng. Hơn nữa cần chú ý không lắp đèn pha sai công suất hoặc không đúng tiêu chuẩn của ô tô. 

Chú ý: Hệ thống đèn pha thích ứng tự động chỉ hỗ trợ người lái trong một phạm vi nhất định. Để đảm bảo an toàn tối ưu, bạn cần tập trung, quan sát cẩn thẩn, di chuyển đúng luật giao thông. 

Như vậy, Honda Ô tô Mỹ Đình đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về hệ thống đèn pha thích ứng tự động (AHB). Hệ thống có tác dụng đảm bảo sự an toàn và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của sự cố không may xảy ra. Hy vọng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hệ thống và sử dụng đúng cách, phù hợp để đảm bảo an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về công nghệ này hay hệ thống an toàn trên xe, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 037 583 7979 hoặc tới showroom tại 02 Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!


Đánh giá post

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình