Củ đề ô tô – Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và dấu hiệu hỏng 

Củ đề ô tô là bộ phận thuộc hệ thống khởi động xe với tác dụng truyền động và truyền điện giữa các bộ phận bánh răng, pít-tông và nam châm điện giúp đề nổ máy ô tô. Trong quá trình sử dụng, các chi tiết của bộ phận này sẽ mòn, méo hoặc không hoạt động. Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý, dấu hiệu hỏng và cách khắc phục bộ phận này trên ô tô trong nội dung bài viết. 

Củ đề ô tô là gì cùng vai trò của nó? 

Củ đề ô tô hay còn được gọi là máy khởi động ô tô, bộ phận có tác dụng khởi động động cơ ô tô. Một bộ phận nằm trong hệ thống khởi động xe, đây là một khối động cơ điện nhỏ dùng để kéo bánh đà của động cơ khi người dùng bắt đầu khởi động. Từ đó giúp xe dễ dàng nổ máy, vận hành trơn tru và đặc biệt là tiết kiệm tối đa thời gian khởi động cho động cơ. 

Củ đề ô tô hay còn được gọi là máy khởi động có vai trò đề nổ xe (Ảnh: Sưu tầm internet)
Củ đề ô tô hay còn được gọi là máy khởi động có vai trò đề nổ xe (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một vai trò vô cùng quan trọng dù chỉ là bộ phận nhỏ bên trong hệ thống khởi động. Nếu không có củ đề, ô tô sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể nổ máy và di chuyển. 

Cấu tạo của máy khởi động ô tô 

Củ đề xe ô tô về cơ bản có 5 bộ phận chính: 

  • Lớp vỏ củ đề: Đây là bộ phận bên ngoài bao bọc các bộ phận khác nhưng có vai trò quan trọng. Nó tạo ra từ trường để động cơ bên trong có thể hoạt động ổn định; bảo vệ cuộn cảm và lõi bên trong giúp duy trì được đường sức từ. 
  • Mô tơ: Chức năng chủ yếu của mô tơ bên trong củ đề là giúp tạo ra lực đủ mạnh từ bên ngoài, kích thích động cơ có thể hoạt động. 
  • Cần truyền động: Đảm nhận nhiệm vụ kết nối và dẫn động lực từ công tắc đến bánh răng của xe. Từ đó bánh răng khởi động kết hợp với vành răng ăn khớp và không bị chệch. 
  • Công tắc từ: Là công tắc đóng/ mở nguồn điện chạy tới motor vai trò điều chỉnh mức độ dòng điện từ bánh răng so với vành răng.
  • Bánh răng: Bộ phận truyền động giữa bánh răng khởi động và vành răng truyền lực nằm ở máy khởi động của ô tô. Bên cạnh đó, bánh răng được cấu tạo theo kiểu vát chéo đặc biệt để việc ăn khớp của 2 bộ phận dễ dàng. 
Cấu tạo máy đề ô tô gồm có 5 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)
Cấu tạo máy đề ô tô gồm có 5 bộ phận chính (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nguyên lý hoạt động máy đề trên ô tô 

Hoạt động của máy khởi động trên ô tô sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính. Cụ thể sẽ là các bước dưới đây: 

  • Kéo: Khi người lái có yêu cầu khởi động đến  chỗ Start, dòng điện ở bình ắc quy sinh ra phóng, truyền vào cuộn hút và cuộn giữ. Sau đó nó tiếp tục được truyền từ cuộn hút đến phần ứng thông qua cuộn cảm tạo ra lực điện từ hóa các lõi cực. Tiếp theo pít-tông của công tắc từ sẽ bị hút vào bởi nam châm điện, đẩy bánh răng và vành răng ăn khớp với nhau để công tắc chính ở động cơ được bật. 
  • Giữ: Động cơ lúc này được bật, nguồn điện từ ắc quy sẽ chạy đến cung cấp điện cho cuộn cảm và cuộn ứng để phần ứng khởi động quanh cuộn dây với tốc độ cao tác động làm cho động cơ được vận hành. Lúc này  Pit-tông được ghim lại ở một vị trí nhất định nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì nó không có dòng điện chạy qua. 
  • Trả về: Khi người dùng tắt điện, phần tiếp điểm chính vẫn chưa mở, dòng điện di chuyển từ công tắc chính tới cuộn hút và chạy đến cuộn giữ. Điện từ lúc này được sinh ra từ cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau. pit-tông sẽ được trả về vị trí cũ và làm cho máy dừng hẳn.
Hoạt động của củ đề trên ô tô theo 3 giai đoạn chính: kéo, giữ và trả (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hoạt động của củ đề trên ô tô theo 3 giai đoạn chính: kéo, giữ và trả (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dấu hiệu củ đề ô tô bị hỏng và nguyên nhân

Sau khi biết được nguyên lý hoạt động và cấu tạo củ đề, chủ xe cần biết các dấu hiệu hỏng hóc của bộ phận này. Nguyên nhân hỏng từ đâu để sau đó còn biết được cách khắc phục tốt nhất. 

Chổi than ở củ đề mòn 

Chổi than củ đề ô tô là bộ phận đảm nhận vai trò truyền điện từ Stator sang Rotor giúp tạo ra từ trường xoáy giúp động cơ quay. Trong quá trình hoạt động, chổi than là bộ phận hay gặp phải vấn đề nhất vì nó liên tục cọ sát vào bề mặt cổ góp nối liền với Rotor. 

Chổi than của củ đề là bộ phận hay hỏng nhất (Ảnh: Sưu tầm internet)
Chổi than của củ đề là bộ phận hay hỏng nhất (Ảnh: Sưu tầm internet)

Khi chổi than bị bào mòn, lớp than từ chổi bám lên các bề mặt cách điện, đặc biệt là phần ở giữa khe hở của Rotor và Stator. Sau thời gian dài không được kiểm tra và phát hiện, sẽ khiến khe hở này lấp đầy bởi bụi khiến roto bị kẹt và không thể hoạt động. 

Rơ le đề bị hỏng 

Rơ-le đề đóng vai trò là bộ phận điều khiển điện, có chức năng đóng/ mở điện nhờ các tiếp điểm. Nó kết nối với vành răng bộ đề và vành răng cho dòng điện chạy qua. Nếu củ đề hoạt động sai lệch, vành răng và bánh răng không ăn khớp với nhau, khiến động cơ khó khởi động và rơ le khi đó cũng hỏng khiến động cơ không thể nổ. 

Vả đề trong củ đề hỏng 

Vả đề bên trong củ đề ô tô hỏng có thể do khoang đốt không được đánh lửa đúng thời điểm khiến chiều quay của động cơ bị ngược so với chiều quay của  mô tơ. Lúc đó sẽ làm các bánh răng trên hai hệ truyền động va chạm với nhau, khiến chúng bị biến dạng, thậm chí là bị vỡ. 

Vả đề hay các mối nối trong củ đề cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề (Ảnh: Sưu tầm internet)
Vả đề hay các mối nối trong củ đề cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các mối nối trong củ bị gỉ sắt/ oxy hóa. 

Nguyên nhân cuối cùng được đề cập và cho thấy củ đề bị hỏng đó là mối nối như tiếp điểm giữa Rotor và Stator bị oxy hóa.Khi tiếp điểm giữa Rotor và Stato bị oxy hóa, điện trở dây sẽ tăng lên, dòng điện gặp cản trở khi chạy qua và điện áp bị giảm sút không đủ để mở momen quay động cơ về. Tất nhiên khi động cơ không quay thì toàn bộ hệ thống khởi động xe sẽ không hoạt động. 

Cách kiểm tra củ đề ô tô

Ô tô đề không nổ là dấu hiệu cảnh báo hệ thống đề nổ hoặc dòng nhiên liệu không tới để nổ xe. Khi gặp các tình huống hỏng củ đề ô tô, thay vì gọi ngay cho trung tâm cứu trợ, lái xe có thể áp dụng một vài kiến thức để kiểm tra và khắc phục tại chỗ mà không cần phải chờ đợi. 

  • Tìm vị trí máy đề thường được gắn gần nơi tiếp giáp của động cơ và hộp số. Nó có dạng hình trụ tròn với một ống trụ nhỏ gắn kèm trên một sợi dây nối trực tiếp từ cọc dương bình ắc quy đến máy đề.
  • Tiếp theo hãy kiểm tra cuộn cảm nếu xe mà xuất hiện tiếng kêu lạch cạch, động cơ không nổ. Vì cuộn cảm là nơi có thể nó bị bụi bẩn bám nên bạn hãy thử tháo và làm sạch cuộn cảm hoặc nếu cần thiết có thể thay mới để chúng hoạt động trở lại. 
  • Ngoài ra có thể chạm vào các cực ắc quy vì chúng có thể bị bám bẩn. 
  • Nếu xe vẫn chưa thể đề nổ hãy đập máy đê bởi một số trường hợp tiếp điểm bị kẹt và có thể hoạt động trở lại sau một vài cú đập. 
  • Kiểm tra chổi than, rơ le hay các mối nối trong củ đề,…Tất cả đều có thể xử lý ngay tại chỗ giúp xe của bạn đề nổ lại ngay lập tức. 
Tìm vị trí máy đề, kiểm tra mối nối, chổi than, rơ le và các mối nối (Ảnh: Sưu tầm internet)
Tìm vị trí máy đề, kiểm tra mối nối, chổi than, rơ le và các mối nối (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách bảo dưỡng củ đề ô tô và hạn chế hỏng củ đề 

Nếu không muốn bị hỏng củ đề giữa đường, các bạn sẽ phải tìm hiểu cách bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế điều đó. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách để giúp củ đề ô tô tăng tuổi thọ, chất lượng tốt dù dùng thời gian dài. 

Chọn củ đề ô tô chất lượng 

  • Củ đề tốt khi chọn là phải có răng cưa đẹp, đều, sắc cạnh vì nếu bánh răng không đẹp thì dễ mòn và dễ trượt. 
  • Phần đầu nhọn của củ đề (điểm chứa vòng bi) có màu kim không bị ánh đồng mới là loại tốt. 
  • Thông thường củ đề tốt sẽ có giá thành cao nên hãy đảm bảo yếu tố này nhé. 
  • Xác định củ đề tốt bằng cách vận hành nó bởi nếu tiếng nổ mạnh thì gần như không đảm bảo chất lượng. 
Hãy chọn củ đề ô tô chất lượng để thay thế (Ảnh: Sưu tầm internet)
Hãy chọn củ đề ô tô chất lượng để thay thế (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách thức bảo dưỡng máy đề ô tô 

Sau khi chọn được củ đề tốt mà muốn nó có tuổi thọ cao, vận hành tốt, hạn chế hư hỏng thì bạn hãy tham khảo bí quyết bảo dưỡng dưới đây. 

  • Giữ bình ắc quy vận hành ổn định: Vì củ đề hoạt động dựa vào nam châm điện nên việc duy trì dòng điện ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi nguồn điện đủ thì các bánh răng mới có thể hoạt động tốt nhất. Mỗi bình ắc quy ô tô thường hoạt động tốt trong khoảng 3 năm là đã phải thay thế, các chủ xe hãy lưu ý nhé. 
  • Bảo dưỡng ô tô định kỳ: Việc bảo dưỡng ô tô không chỉ giúp phát hiện hỏng hóc ở các bộ phận khác mà còn giúp hệ thống đề nổ luôn mượt mà. 
  • Kiểm tra hệ thống điện: Các giắc điện nối với củ đề để phát hiện tình trạng giắc điện lỏng, lệch hoặc bị hở điện. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất của củ đề ô tô. 
  • Bảo dưỡng hệ thống điện: Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điện ô tô định kỳ mỗi 5000km/lần để nắm bắt tình trạng hoạt động của củ đề máy phát ô tô. Nếu có các dấu hiệu hư hỏng tốt nhất hãy thay luôn để đảm bảo nó không hỏng giữa đường và ảnh hưởng tới động cơ. 
Bảo dưỡng máy đề thường xuyên để hệ thống này hoạt động tốt (Ảnh: Sưu tầm internet)
Bảo dưỡng máy đề thường xuyên để hệ thống này hoạt động tốt (Ảnh: Sưu tầm internet)

Củ đề ô tô khi thay thường mất bao nhiêu tiền? 

Trên thị trường hiện nay, giá củ đề xe ô tô theo tham khảo rơi vào khoảng 500.000 – 3.000.000 VNĐ. Tùy vào loại xe, thông số kỹ thuật và thương hiệu khác nhau, củ đề trên ô tô sẽ có giá cả khác nhau. Các chủ xe có thể dựa vào giá tham khảo trên để khi thay thế không bị bất ngờ nhé. 

Thay thế củ đề trên thị trường giá dao động dưới 3 triệu VNĐ (Ảnh: Sưu tầm internet)
Thay thế củ đề trên thị trường giá dao động dưới 3 triệu VNĐ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận 

Củ đề ô tô là một bộ phận cực kỳ quan trọng và trực tiếp quyết định đến khả năng khởi động và hoạt động của động cơ ô tô. Vì thế nó cần được đảm bảo hoạt động ổn định thông qua kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Honda Mỹ Đình sẽ chia sẻ về các bộ phận quan trọng khác của ô tô để quý khách hàng nắm được tại các bài viết tiếp theo. 

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình