Bàn đạp ga ô tô là bộ phận quan trọng cho phép người lái sử dụng để tăng tốc độ của xe. Bài viết dưới đây Honda Mỹ Đình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng chân ga trên xe ô tô. Từ đó giúp bạn lái xe an toàn, tránh những tai nạn không đáng có khi đạp nhầm chân ga.
Khái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì?
Bàn đạp ga trên ô tô hay chân ga là một trong những bàn đạp trong hệ thống vận hành giúp xe có thể tăng tốc độ khi tác động một lực vào nó. Chân ga nằm ở phía trên trong cùng và phải của chân phanh khi áp lực chân đặt lên nó sẽ xác định bằng một cảm biến, đưa ra lượng gia tốc để giúp xe tăng tốc.
Bàn đạp chân ga có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ động cơ, tốc độ bánh xe cũng như toàn bộ hệ thống chuyển động. Vì vậy bạn cần biết rằng, chân ga cần phải hoạt động trong điều kiện hoàn hảo nhất thì cảm giác lái xe mới đúng với những gì mong muốn.
Vị trí và chức năng bàn đạp ga trên ô tô
Vị trí chính xác của bàn đạp ga nằm ở chỗ nào và vai trò của nó là gì? Nội dung phía dưới đây sẽ bật mí câu trả lời cho bạn.
Vị trí chân ga ở đâu?
Chúng tôi có bật mí một chút ở phía trên đó là chân ga nằm trong hệ thống các bàn đạp trên xe, bên cạnh bàn đạp phanh và phía trong cùng bên phải theo vị trí ngồi của người lái.
Nếu trên xe côn thì lần lượt từ trái sang phải có chân côn hay bộ ly hợp, rồi tới chân phanh và cuối cùng là chân ga. Còn nếu trên xe số tự động loại bỏ bộ ly hơn thì chỉ còn chân phanh sau đó đến chân ga. Vì thế người lái sẽ sử dụng chân phải cho cả chân ga và chân phanh.
Chức năng của chân ga đối với xe ô tô
Bàn đạp ga trên ô tô đóng vai trò là thành phần có khả năng giúp xe tăng tốc xe khi tác dụng một lực vào nó. Để điều khiển được bàn đạp ga người lái sử dụng chân phải để áp dụng lực lên chân ga. Khi đó hệ thống cảm biến truyền tín hiệu đến bình nhiên liệu, cung cấp nhiên liệu cho động cơ hoạt động.
Trường hợp người điều khiển đạp chân ga mạnh, lượng nhiên liệu được cung cấp nhiều để động cơ quay nhanh và xe chạy nhanh hơn. Ngược lại, nếu áp lực lên chân ga nhẹ thì lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ giảm đi, xe sẽ di chuyển chậm hơn.
Các triệu chứng báo hiệu chân ga đã bị lỗi
Trong hầu hết các trường hợp, sự cố của bàn đạp ga liên quan đến cảm biến là chính. Khi có các triệu chứng dưới đây, có thể báo hiệu chân ga của xe đã bị lỗi:
- Bàn đạp ga có hiện tượng bị quá cứng hoặc quá mềm
- Động cơ ô tô có hiện tượng bị trễ lớn sau khi đạp bàn đạp chân ga
- Cả hệ thống chuyển động vận hành không chính xác sau khi bạn đạp ga.
- Trên màn hình trung tâm có hiển thị thông báo s’allume.
Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện trên, đừng chờ đợi và hãy mang xe đến Gara để được kiểm tra nhé. Bởi lỗi chân ga là một trong những nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn.
Nguyên nhân nhầm chân ga ô tô với chân phanh và mẹo khắc phục
Các chủ xe hiện nay, đặc biệt chủ xe là nữ giới thường xuyên có những lần đạp nhầm chân ga và chân phanh. Nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu và cách khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân của việc đạp nhầm chân ga
Người lái xe ô tô thường gặp vấn đề khi nhầm lẫn giữa bàn đạp ga và bàn đạp phanh. Đặc biệt với các lái mới, lái nữ càng trở nên khó xử lý hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến những nhầm lẫn này.
- Tâm lý của người lái: Đây là một trở ngại rất lớn bởi nguyên nhân là thiếu kinh nghiệm hoặc quen thuộc với xe khác. Người mới lái xe thường gặp vấn đề này vì chưa thành thạo các bộ phận trên xe. Trong những tình huống bất ngờ yêu cầu đạp chân phanh thì lại luống cuống không biết vị trí của phanh ở đâu nên đạp vào chân ga.
- Tư thế ngồi sai: Tư thế ngồi đúng sẽ giúp người lái có thể xác định đúng vị trí bàn đạp ga. Nếu ngồi sai tư thế, lái xe hoàn toàn có thể đạp nhầm chân phanh với chân ga khi xác định sai vị trí các bàn đạp trên.
- Đặt chân sai từ ban đầu: Nhiều người mới lái xe không tuân thủ các tiêu chuẩn về đặt bàn chân, đặc biệt là với xe tự động. Họ sử dụng cả hai chân hoặc để chân không đúng vị trí dẫn đến các tình huống khẩn cấp bị cuống và không biết vị trí bàn đạp ga ở đâu, bàn đạp phanh ở đâu.
Mẹo chống đạp nhầm bàn đạp ga với chân phanh
Để khắc phục sự nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh trong khi lái xe. Dưới đây chúng tôi có chia sẻ một số mẹo mà người lái nên tìm hiểu, lưu ý để áp dụng cho chính xác.
- Đặt gót chân bên chân phanh: Hãy hình thành thói quen ngay từ khi mới lái xe đó là để gót chân phải ở trên sàn xe, dưới bàn đạp phanh. Lúc đó cần ga thì xoay sang bên phải để khi cuống có thể đạp chân phanh sẽ an toàn hơn là đạm nhầm chân ga.
- Chỉ sử dụng bàn đạp ga bằng nửa bàn chân: Khi đạp vào chân ga, người lái chỉ nên đạp nửa bàn chân vào đó và không để gót chân phải chạm vào bàn đạp ga. Khi các tình huống bất ngờ xảy ra sẽ không bị nhầm lẫn vì chân phanh các bạn sẽ đạp bằng cả bàn chân.
- Nên đi giày nhẹ, đế mỏng: Lựa chọn giày, dép có đế mỏng hoặc dép có quai hậu (sandal) lái xe là yếu tố rất quan trọng. Không nên sử dụng giày cao gót hay các loại dầu nặng, cứng sẽ dẫn đến kẹt bàn đạp ga.
- Tập trung vào lái xe: Luôn tập trung và giữ sự tỉnh táo trong khi lái xe, tuyệt đối không sử dụng điện thoại hoặc làm các việc khác. Chỉ một giây không tập trung, bạn sẽ phải chịu hậu quả khôn lường.
- Luyện tập nhuần nhuyễn: Đạp chân ga hay chân phanh cần dựa vào thói quen, luyện tập nhuần nhuyễn sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bàn đạp ga
Sau khi tìm hiểu vị trí, chức năng của chân ga cùng với những thông tin xoay quanh. Dưới đây chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi mà nhiều lái xe đặt ra nhất đối với bàn đạp ga khi sử dụng trên ô tô.
Vì sao bàn đạp ga ô tô được đặt thấp hơn chân phanh?
Trên hầu hết các mẫu xe ô tô hiện nay đều thiết kế thụt sâu vào trong, thấp hơn so với chân phanh và côn (nếu có). Điều này được giải thích bởi 3 lý do chính sau đây:
- Do đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Bàn đạp ga có tác dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào bên trong động cơ nhiều hay ít, từ đó xe đi nhanh hay chậm nên sẽ gắn cảm biến nên phản ứng rất nhạy tạo ra một hành trình khá ngắn nên chỉ cần lực nhỏ tác động là được. Còn chân phanh là hệ thống thủy lực, biên độ dao động dài hơn nên cần không gian nhiều để tác động được nhiều lực vào hơn.
- Về mặt an toàn khi điều khiển: Khi thiết kế thấp và tụt sâu thì người lái sẽ phân biệt được dễ dàng hơn so với thiết kế 2 bàn đạp này bằng nhau. Bởi nếu hai bàn đạp bằng nhau hoặc chân ga nổi lên thì chắc chắn sẽ còn rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra.
- Tránh các tình huống nguy hiểm: Nhiều lái xe khi bị cuống sẽ đạp cả 2 chân ga và phanh cùng lúc. Nhưng chân phanh gần hơn sẽ có tác động một lực lớn hơn, bàn đạp phanh sẽ được “kích hoạt” trước để chiếc xe sẽ có xu hướng chậm lại thay vì lao nhanh hơn.
Tại sao có hiện tượng bàn đạp ga bị cứng?
Chân ga như đã nói có một bộ cảm biến vị trí truyền thông tin cần thiết đến ECU để điều chỉnh nhiên liệu và không khí đến động cơ. Trong quá trình di chuyển và sử dụng xe có thể hệ thống cảm biến này bị lỗi sẽ dẫn đến bàn đạp quá cứng hoặc quá mềm. Khi đó các bạn hãy đưa xe đến Gara để xử lý nhé, không nên cố nhấn chân ga bằng lực thật mạnh có thể không may sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng.
Khi chân ga kẹt thì phải làm gì?
Bàn đạp ga cứng hoặc kẹt mà bạn không thể di chuyển xe. Nếu gặp tình huống này các lái xe hãy thực hiện theo các mẹo dưới đây trước tiên để “sơ cứu” cho bàn đạp xem sao nhé:
- Bước 1: Giữ bình tĩnh nhất có thể để phân tích tình hình, quan sát và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước cũng như phía sau.
- Bước 2: Chuyển chân qua vị trí trung lập, nhấn phanh và chuyển số sang N hoặc P và đỗ xe gọn sang một bên nếu có thể.
- Bước 3: Tắt hệ thống điện để động cơ không hoạt động nữa, thay vì tắt ngay động cơ thì vô lăng sẽ bị khóa ngay lập tức. Đây là một lưu ý vô cùng quan trọng mà chủ xe cần phải nắm vững.
Giá thay bàn đạp ga trên thị trường là bao nhiêu?
Trung bình, chi phí cho một bàn đạp ga trên thị trường hiện nay khoảng từ € 100 đến € 250 tương đương 2,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng tùy thuộc loại xe bạn sử dụng, thương hiệu xe và mô hình bạn chọn. Giá thay thế trên thị trường còn biến động từ địa phương này với địa phương khác.
Vì thế nếu muốn biết chính xác giá thay thế bàn đạp ga là bao nhiêu thì hãy mang xe đến Gara nhé. Hoặc bạn có thể tham khảo ngay trên các trang web của những địa chỉ dịch vụ sửa chữa uy tín.
Kết luận
Bây giờ bạn đã biết mọi thứ về bàn đạp ga, cách hoạt động và một số mẹo để tránh đạp nhầm. Bài viết này hy vọng đã giúp các chủ xe có thể tự tin vận hành xế cưng của mình trên đường an toàn. Honda Mỹ Đình hy vọng sẽ được tiếp tục đồng hành cùng quý khách hàng tìm hiểu các bộ phận khác của xe ô tô trong bài viết sau.
Với những chiến lược đầu tư và kinh doanh đúng đắn, Honda Ôtô Mỹ Đình tự hào được đánh giá là một trong các nhà phân phối uy tín nhất hiện nay. Honda Ôtô Mỹ Đình luôn cam kết phục vụ quý khách hàng theo phong cách chuyên nghiệpnhằm mang đến các dịch vụ tốt nhất, vượt trên cả sự mong đợi của quý vị.
CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT
🔥SIÊU SỰ KIỆN “FEEL THE PERFORMANCE” CUỐI NĂM
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th12
Honda Ôtô Mỹ Đình đón tiếp Đoàn Lãnh đạo cấp cao Honda Motor Nhật Bản
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th12
Honda CR-V L 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
Honda CR-V G 2025: Hình ảnh, TSKT, Giá lăn bánh 12/2024
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
“Feel the Performance” tháng 10: Bạn đã bỏ lỡ điều gì?
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
Honda CR-V L AWD 2025: Hình ảnh, TSKT, Ưu đãi 12/2024
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
Sự kiện trải nghiệm lái thử xe tháng 11 – Ngập tràn quà tặng lớn 🎁
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
Trả góp Honda HR-V: Vay tới 90% – Lãi suất thấp – Thủ tục 24h
Nội dung bài viếtKhái niệm của bàn đạp ga ô tô là gì? Vị trí và [...]
Th11
LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH