Tìm hiểu về Air Bag – cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1. Mục đích:Theo Bách khoa toàn thư “Wikipedia”, túi khí (airbag) là một túi tự động bơm đầy khí khi có tai nạn xảy ra nhằm giảm thiểu mức độ chấn thương của người ngồi trong xe. Cụ thể là, túi khí an toàn phía trước được trang bị trên các xe ô tô thế hệ mới nhằm:

  • Giảm thiểu các rủi ro tai nạn liên quan đến con người
  • Giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước.
Chú ý: Xe được trang bị túi khí sẽ không được hiểu rằng sẽ giúp cho người ngồi trên xe tránh được thương vong trong bất cứ tai nạn ô tô nào.
Ngoài ra, một số xe hiện đại cũng trang bị thêm các túi khí bên hông. Túi khí này sẽ hoạt động khi xe bị va chạm trực diện vào khoang hành khách với một lực đủ lớn theo thiết kế của nhà sản xuất.2. Nguyên lý hoạt độngNguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.

Hệ thống túi khí chưa kích hoạt Hệ thống túi khí đang kích hoạt
air-bagair-bag
Mô hình nguyên lý hoạt động hệ thống túi khí
Sự kích nổ túi khí phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản sau:
  • Lực va đập của xe ( gây nên gia tốc giảm dần của xe)
  • Vùng và hướng va đập (điểm và hướng va chạm xuất phát đầu tiên)

Trên hầu hết xe Ford và một số hãng xe khác, túi khí sẽ được kích nổ khi gia tốc giảm dần tối thiểu là 2 G (G: gia tốc trọng trường) hoặc lực va đập tối thiểu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ khoảng 25 Km/h va chạm trực diện vào bức tường bê tông cố định.Ví dụ: Khi phanh là giảm tốc (gia tốc giảm dần). Giả sử, khi xe chạy ở tốc độ 120 km/giờ đạp phanh gấp cho xe dừng hẳn thì độ giảm tốc tối đa = 1,5 G như vậy độ giảm tốc 2 G để bung túi khí phải lớn hơn gia tốc giảm dần khi phanh gấp rất nhiều.

Do đó, trong một số trường hợp, sau khi bị tai nạn, vẻ ngoài xe trông bị hư hỏng rất nhiều nhưng túi khí không nổ vì gia tốc giảm dần của xe chưa đạt giới hạn cho phép để kích nổ túi khí. Với những trường hợp này, hệ thống dây đai an toàn đã đủ để giữ hành khách tránh khỏi những chấn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, trong tất cả các hướng dẫn sử dụng của tất cả các hãng sản xuất xe đều yêu cầu hành khách luôn đeo dây đai an toàn khi ngồi trên xe. Đây cũng là luật lệ bắt buộc của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. (Xem phần Túi Khí và Dây Đai An Toàn)

Dưới đây là một số hình ảnh mô tả một số trường hợp có thể kích nổ hoặc không kích nổ túi khí để người đọc dễ hiểu hơn.
Các hình ảnh giải thích sau cho thấy Túi khí Phía trước sẽ bị kích hoạt

air-bag1. Xe tông vào bức tường bê tông cố định ở tốc độ >25Km/h.
2. Vùng va đập trực diện từ phía trước tính từ Tâm của xe
3. Tông thẳng vào gờ, vệt va đập tiếp xúc hết phần đầu xe, nơi bố trí dầm chính chịu lực
4. Xe bị rơi xuống hố và đầu của xe va vào phần gờ phía xa hơn.
5. Xe lao đầu trực diện xuống vực
Các hình ảnh giải thích các trường hợp hạn chế việc Bung các túi khí Phía trước
air-bag1. Xe tông thẳng vào trụ điện
2. Tông vào gầm xe tải
3. Tông vào tường ở phần hông gần đầu xe

 

Các điều kiện sau đây không kích hoạt túi khí Phía trước (không bung):
air-bag1. Hai xe chạy cùng chiều tông vào nhau
2. Xe bị lật
3. Tông ngang hông (Không Bung túi khí phía trước – Bung túi khí bên hông nếu lực va chạm vượt giá trị giới hạn)
Túi Khí và Dây Đai An Toàn:Trong các va chạm không đủ yếu tố để kích nổ túi khí, người lái và hành khách vẫn được bảo vệ tránh các chấn thương nghiêm trọng bằng hệ thống dây đai an toàn. Trong các va chạm đủ để kích nổ túi khí, dây đai an toàn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống túi khí để bảo vệ an toàn cho hành khách. Luôn thắt dây đai an toàn khi ngồi trên xe.
· Tư thế ngồi điều khiển xe đúng với dây đai an toàn. Ngồi sát vào lưng ghế không nghiêng quá 300air-bag
· Tác dụng của dây đai an toàn khi phối hợp với túi khí khi va chạm. Không thắt đai an toàn, túi khí có thể không bảo vệ hiệu quả hành khách thậm chí có thể gây chấn thươngair-bag
Một số chú ý quan trọng khi sử dụng xe có trang bị túi khí:
· Không để trẻ em ở hàng ghế trước có trang bị túi khí. Để trẻ em theo hình bên sẽ làm chấn thương thậm chí tử vong cho trẻ khi kích nổ túi khíair-bag
 · Nên để trẻ em ở hàng ghế phía sau như hình bên air-bag
 · Ngồi quá gần túi khí hoặc đặt tay hoặc chân lên túi khí thì đặc biệt nguy hiểm. Túi khí nổ với tốc độ cực nhanh với lực rất mạnh. Chấn thương nghiêm trọng có thể sảy ra nếu có ai đó quá gần với túi khí khi nổ. Ngưới lái nên luôn nắm lấy vành ngoài của tay lái. Hành khách nên luôn để hai chân trên sàn. Hành khách nên chỉnh ghế ngồi xa khỏi túi khí càng xa càng tốt và luôn ngồi ngay trên ghế, tựa lưng vào lưng ghế và thắt dây đai an toàn một cách ngay ngắn. air-bag
 · Khi đèn cảnh báo hệ thống túi khí bật sáng hoặc chớp liên tục khi xe đang chạy bình thường, hệ thống theo dõi đang báo cho người lái xe biết hệ thống túi khí đang có sai hỏng và cần mang xe đến trạm dịch vụ uỷ quyền để được kiểm tra ngay khi có thể.
· Lúc này hệ thống túi khí bị vô hiệu hoá và không hoạt động được (không thể kích nổ túi khí).
 air-bag
 · Không được tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí. Điều này có thể làm túi khí nổ bất ngờ hoặc làm vô hiệu hoá hệ thống túi khí.
 · Không để bất cứ vật dụng gì phía trước túi khí. Khi túi khí bị kích nổ các vật này có thể bắn trúng hành khách trong xe gây chấn thương nghiêm trọng.

Đánh giá post

LIÊN HỆ VỚI HONDA Ô TÔ MỸ ĐÌNH






    0375837979
    Messenger Honda Mỹ Đình
    Zalo Honda Mỹ Đình